Lần đầu tiên ở An Giang, hạn mức tín dụng cho cá tra được nới rộng Hội thảo - Đào tạo - 09:25 05-04-2016

Người nuôi cá tra và DN chế biến khi vay vốn ngân hàng không còn bắt buộc dựa trên đất nông nghiệp hay tài sản bảo đảm mà chỉ cần tính tổng chi phí đầu tư.

 Đây là chính sách vừa được tỉnh An Giang triển khai thí điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, để được hưởng chính sách này, nông dân và doanh nghiệp phải tham gia chuỗi liên kết cá tra.

Theo quy định, đất để nuôi cá tra là đất nông nghiệp, nên nguồn vốn mà bà con có thể tiếp cận được với ngân hàng chỉ ở mức tối đa 300 triệu đồng/ha. Trong khi tổng chi phí đầu tư cho 1ha mặt nước lên đến 7 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho người nuôi không thể tái đầu tư, cảnh “treo” ao diễn ra khắp nơi trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL.

Không có tài sản thế chấp tăng thêm nên ngân hàng không chấp thuận cho vay cũng là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hiện nay.

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang lý giải: “Không cho vay cũng có lý của ngân hàng. Ngân hàng nói, muốn hạn mức tín dụng tăng thêm thì doanh nghiệp phải có hạn mức tín dụng tăng thêm, còn nông dân muốn vay thêm cho đủ chi phí thì phải có tài sản thế chấp tăng thêm. Gần đây, UBND tỉnh thấy cái khó đó và chính Chủ tịch tỉnh đã trực tiếp gặp Ngân hàng NN&PTNT gỡ khó bằng cách, nếu đó là chuỗi liên kết thì sẽ tạo điều kiện từ 2 phía, cả nông dân và doanh nghiệp để doanh nghiệp có nguồn vốn hạn mức có khả năng đáp ứng nhất định chu kỳ cuối của con cá tra. Và điều này khi tổ chức thực hiện sẽ tháo gỡ chuỗi liên kết cá tra”.

Theo đó, chính sách này sẽ được triển khai thí điểm tại Công ty Chế biến thủy sản Thuận An. Người nuôi khi đã liên kết với doanh nghiệp sẽ được đơn vị này đứng ra bảo đảm để vay vốn ngân hàng ở mức 80% tổng chi phí đầu tư cho 1ha mặt nước, với lãi suất ưu đãi dành cho nông nghiệp. Sau khi thu hoạch cá tra, nguồn tín dụng này sẽ được chuyển đổi sang cho doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An, bộc bạch: “Chia sẻ với nhau về lợi ích, vay nhiều hơn so với cá nhân đi vay, đổi lại nông dân phải là người có uy tín trong việc nuôi, chăm sóc cá theo đúng tiêu chuẩn để đạt được kết quả nhất định rồi bán lại theo cam kết trong chuỗi này để rồi trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nông dân tham gia chuỗi liên kết, chi phí sản xuất thức ăn, con giống, thuốc men đều được mua theo giá sỉ. Các bên đều phải có cam kết chung, vừa bảo đảm cho doanh nghiệp, vừa để ngân hàng thu hồi được vốn”.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Agribank Chi nhánh An Giang nhấn mạnh: “Muốn cho vay được tốt thì phải có hợp đồng giữa doanh nghiệp thủy sản với hộ nông dân hoặc là doanh nghiệp cung ứng thức ăn chăn nuôi. Chúng tôi nâng mức cho vay không bảo đảm lên để bảo đảm cho vay đủ nuôi 1ha cá tra. Cái hợp đồng này ngân hàng sẽ tham gia trực tiếp, trực tiếp từ đầu đến cuối trên cơ sở mô hình khép kín để đảm bảo tín dụng đầu tư hiệu quả và kiểm soát được dòng vốn của doanh nghiệp hoạt động”.

Sau khi đã khảo sát tại các hộ nuôi, doanh nghiệp chế biến và đơn vị cung ứng thức ăn thủy sản, nguồn vốn sẽ được giải ngân vào cuối tháng 11 năm nay.

Đây là tín hiệu tích cực để người nuôi và doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất trong tình hình nguyên liệu đang thiếu hụt trầm trọng, khiến hàng loạt nhà máy phải hoạt động cầm chừng ở ĐBSCL trong thời gian dài.

Mô hình nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra lần đầu tiên được triển khai sẽ góp phần đưa mặt hàng cá tra có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 

Theo Kinh Tế Nông Thôn

Bài viết liên quan

Hội thảo: Chất lượng sản phẩm – nền tảng phát triển bền vững ngành cá Tra ngày 18/01/2019 tại TP Cần Thơ
VINAPA tổ chức hội thảo "Chất lượng sản phẩm - nền tảng phát triển bền vững ngành cá Tra” tập trung giới thiệu các giải pháp cải thiện chất lượng con giống, nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn kết với các giải pháp đảm bảo về mội trường trong...
Đồng hành cùng Hội thảo "Chất lượng sản phẩm – nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững ngành cá Tra” ngày 18/01/2019 tại TP Cần Thơ
Hiệp hội trân trọng kính mời Quý doanh nghiệp phối hợp tham gia hỗ trợ kinh phí đồng hành cùng sự kiện. THƯ NGỎ Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp Ngành hàng cá tra đang đứng trước cơ hội đột phá về giá trị xuất khẩu với khả năng vượt mốc 2...
Mekong Chef 2018: Mời tham dự khai mạc và tham quan hội thi ngày 03/11/2018 tại TP Cần Thơ
Tiếp nối thành công của 03 lần trước, Mekong Chef 2018 - “Ngày hội Tôn vinh sản phẩm cá Tra Việt” sẽ tiếp tục giới thiệu ít nhất 30 món ăn được chế biến từ cá Tra. Kính gửi: Quý Doanh nghiệp                                    Mekong Chef  là một sự kiện tiêu biểu của Hiệp hội...
Hội thảo: Phát triển bền vững nghề nuôi cá tra qua ứng dụng công cụ E-Map và IoT ngày 08/6/2018 tại Cần Thơ
WWF-Việt Nam phối hợp với VINAPA tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững nghề nuôi cá tra qua ứng dụng công cụ E-Map và IoT” ngày 08/6/2018 tại Cần Thơ THƯ MỜI Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp            Hiện nay truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
Giá cá tra tăng cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua
Hiện giá cá tra thương phẩm dao động từ 29.000-32.000đồng/kg, với giá này người nuôi lời trên 6.000 đồng/kg. Nhiều người nuôi cá tra cho biết, đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Đến cù lao Tân Lộc (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ)...
CÂU LẠC BỘ NUÔI TRỒNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
Kính gửi:  Ban Lãnh đạo Quý Doanh nghiệp Thời gian gần đây, các rào cản thị trường đặt ra đối với cá tra xuất khẩu đang tập trung nhiều về nguồn gốc cá nuôi, chất lượng nuôi khi các nước nhận biết công nghiệp chế biến Việt Nam đã củng cố...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam