Báo cáo: Hoa Kỳ nên tăng cường kiểm tra thủy sản nhập khẩu Thị trường - Xúc tiến thương mại - 02:14 12-10-2017

10/09/2017

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc trong thủy sản nhập khẩu và các nổ lực khác để phòng ngừa các lô hàng nhiễm xâm nhập vào nước này theo một tin tức báo cáo từ Văn Phòng Thanh Tra Chính Phủ Hoa Kỳ (GAO).

Cơ quan FDA chỉ kiểm 0.1% mẫu của tất cả thủy sản nhập khẩu về sự hiện diện của các kháng sinh cấm trong năm tài chính 2015 theo GAO với vai trò như nhà thẩm định chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Trong báo cáo này “An Toàn Thủy Sản Nhập Khẩu: Cơ quan FDA và USDA Có thể tăng cường nổ lực phòng ngừa dư lượng thuốc không an toàn”, chỉ ra hàng loạt vấn đề cùng với cách thức mà hiện tại Hoa Kỳ xử lý thanh tra thủy sản nhập khẩu.

Thêm vào đó khi Cơ Quan Thanh Tra và An Toàn Thực Phẩm (FSIS) thuộc bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đảm đương nhiệm vụ lớn lao hơn đối với giám sát thanh tra nhập khẩu cá da trơn cùng với FDA thì các cơ quan này nhìn chung không phối hợp về các phương pháp kiểm định dư lượng thuốc dẫn đến một số trường hợp khác biệt trong mức độ dư lượng thuốc được sử dụng để xác minh liệu thủy sản có không an toàn hay không theo báo cáo nói.

 “Không có sự phối hợp các cơ quan này không có sự đảm bảo hợp lý rằng họ bảo vệ người tiêu dùng một cách nhất quán khỏi những dư lượng thuốc không an toàn” theo báo cáo của GAO.

Điều đó đang báo động theo Liên Minh Tôm Miền Nam là một nhóm thương mại đại diện cho người nuôi tôm Bờ Biển Vùng Vịnh Hoa Kỳ bởi vì trong 550 mẫu tôm kiểm định torng năm tài chính 2015 thì 67 (12.2%) đã được phát hiện có chứa dư lượng thuốc không an toàn.

 “GAO lưu ý rằng suốt năm tài chính 2015 thì Hoa Kỳ đã nhập khẩu 1.3 tỉ pao tôm.Tỉ lệ vi phạm nếu áp dụng cho tất cả tôm nhập khẩu suốt năm đó ngụ ý xấp xỉ 158 triệu pao tôm bị nhiễm nhập vào Hoa Kỳ suốt năm tài chính này” theo nhóm này nói trong một phát ngôn.

Phó chủ tịch truyền thông của của Viện Thủy Sản Quốc Gia Hoa Kỳ (NFI) nói báo cáo này chỉ ra điểm yếu rõ ràng trong khung thanh tra của Hoa Kỳ.”Nó không phải là điều ngạc nhiên rằng báo cáo của GAO thảo luận việc FSIS cần thiết làm một việc tốt hơn về thanh tra cá da trơn vì USDA không có một nền tảng nào trong bất cứ cái gì về thanh tra thủy sản” Gibbons nói và ám chỉ đến sự thật rằng pháp chế gần đây đã sắp đặt tổ chức này đảm nhiệm việc thanh tra.

Báo cáo của GAO đề xuất rằng FDA đòi hỏi chính phủ nước ngoài thực hiện thêm kiểm định đối với các măt hàng tại biên giới Hoa Kỳ về các kháng sinh cấm và rằng cơ quan này nên theo đuổi nhiều cải biên thanh tra chính thức hơn nữa với những nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ.

Tuy nhiên trong phản hồi của họ đối với báo cáo này thì FDA nói rằng họ vẫn không “nhận được bất cứ yêu cầu thiết lập kiểu cải biên này” và rằng “các nhân tố ngoài tầm kiểm soát của cơ quan này.. có thể giới hạn việc tuân thủ mạnh mẽ của đề xuất này”.

 “FDA sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ hiện hữu để đảm bảo an toàn thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ và trong sự kiện sự cải biên này được kí kết có thế xem xét những bổ sung thích hợp” cơ quan này nói.Giám đốc điều hành của Liên Minh Tôm Miền Nam John Williams nói GAO đang hỏi một câu hỏi quan trọng.

 “Nếu những nước khác nói họ sẵng sàng làm nhiều hơn để ngăn ngừa những nhà xuất khẩu của họ xuất hàng tôm bị nhiễm kháng sinh cấm vào thị trường Hoa Kỳ thì tại sao chúng ta không tiếp nhận đề nghị của họ?”Williams nói.”Trong khi chúng ta đánh giá cao việc tăng cường kiểm soát kỹ của FDA đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì phát hiện tiếp diễn kháng sinh cấm trong những lô hàng này chứng minh rằng cần phải làm nhiều thứ hơn nữa.Từ chối tham gia vào thỏa thuận song phương mà các nhà cung ứng nước ngoài đã sẵn sàng cam kết với các đối tác thương mại khác như một điều kiện tiếp cận thị trường của họ là vô nghĩa và tệ hại hơn, thiết lập chặt chẽ nước Mỹ như một bãi rác cho tôm nhiễm sản xuất từ khắp thế giới”.

Trong khi NFI đồng tình rằng sự hợp tác quốc tế là quan trọng thị họ nói bất cứ thay đổi thực hiện bởi FDA sẽ là “dựa trên rủi ro”.

“Nếu một nước có một sự tăng vọt từ chối hoặc lịch sử nghi vấn về một sản phẩm rồi thì tập trung lực lượng vào đó vì FDA đã thực hiện thành công rồi khi bổ sung vào đòi hỏi nhiều kiểm định hơn bởi cơ quan an toàn thực phẩm nước ngoài” Gibbons nói.”Nhưng không chỉ đơn giản nói toàn diện rằng nhiều kiểm định hơn nên được đòi hỏi”.

Thanh Trúc     

Link tại đây

Bài viết liên quan

Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...
CAFATEX: Khởi công dự án Kho lạnh Logistic cho thuê chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu
Ngày 27/7/2022,  Công ty TNHH MTV COLD STORAGE LOGISTIC HẬU GIANG (Thành viên của công ty CAFATEX) đã động thổ khởi công Dự án Kho Lạnh LOGISTIC Cho thuê tại số km 2081,QL1, xã Tân Phú Thạnh, H. Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Đây là kho lạnh đầu tiên được xây dựng...
Thông tin thị trường cần nhập khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm chức năng, công ty có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bột Colagen từ cá (fish collagen peptide powder). 1. Công ty Nhật Bản cần mua nguyên liệu Fish Colagen Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực...
EVFTA-Cam kết trong ngành thủy sản và cơ hội tại thị trường Bắc Âu
Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6-22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,… Tình hình thương mại thủy...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam