27/09/2017
Thị trường tôm toàn cầu được kỳ vọng mở rộng tỉ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm đáng kể suốt 10 năm tới cùng với khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản có thể chiếm lĩnh thị trường với hơn 35% thị phần theo báo cáo tin tức từ Future Market Insights
Báo cáo “Thị Trường Tôm:Phân Tích Ngành Công Nghiêp Toàn Cầu (2012-2016) và Đánh Giá Cơ Hội (2017-2027)” ước tính rằng giá trị thị trường hiện tại khoảng 39.1 tỉ USD (32.8 triệu Euro) và sẽ tăng 67.5 tỉ USD (56.6 tỉ Euro) vào cuối năm 2027.Suốt thời gian này lợi nhuận doanh số được dự thảo đăng ký tỉ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm là 5.6%.
Tôm đã trở thành doanh nghiệp rất lớn và thị trường toàn cầu là một trong những thị trường cạnh tranh nhất thế giới.Nó đặc trưng cho những công ty khu vực của khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhắm đến những khách hàng tìm kiếm các mặt hàng thủy sản chất lượng cao và các công ty đa quốc gia hoạt động quốc tế.
Nhu cầu về tôm từ khách hàng Mỹ cho tiêu thụ hộ gia đình hay nhà hàng tiếp tục tăng trưởng do giá thấp và hàm lượng dinh dưỡng cao.Điều này ngược lại với các mặt hàng thủy sản như cá hồi, cá thu, cua biển và tôm hùm đang đấu tranh để giữ một thị phần giá cá cao do giá các mặt hàng đang tăng lên và cung ứng thấp hơn.
Trên toàn cầu giá tôm gián tiếp được hoạch định chiếm 50.8% thị phần vào cuối năm 2017 nhưng tiêu thu tôm cao thông qua kinh doanh trực tiếp được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong phân khúc này trong giai đoạn dự báo này.Mặt hàng đông lạnh được dự báo vẫn là chủ đạo thị trường với một thị phần 40% vào cuối năm 2027.
Các chủng loại chân trắng nuôi trồng hiện tại là những chủng loại tôm phổ biến nhất với thi phần 35% được dự đoán vào cuối năm 2017.Chúng được dự đoán vãn ở vị trí này.Phân khúc này được dự đoán trị giá dưới 25 tỉ USD (21 tỉ Euro) vào cuối năm 2027 tăng từ 14 tỉ USD (11.7 tỉ Euro) năm nay.
Báo cáo này đưa ra một tầm nhìn các chiến lược then chốt áp dụng bởi các công ty quan trọng nhất mà phát hiện rằng họ sử dụng các tiêu chuẩn an toàn chất lương thực phẩm và ISO 17025 như một phương tiện tăng trưởng thị phần. Các công ty cũng dần tập trung vào các thị trường chưa khai thác như Nga và Philipine và nhiều công ty có các dự án mở rộng thị trường của họ ở Châu Phi.
Sự cải tiến sản phẩm và đóng gói là các chiến lược then chốt cùng với các công ty ví dụ như sự phát triển các mặt hàng không chứa chất đạm gluten để đáp ứng tăng trưởng nhu cầu thị trường ở Châu Âu đặc biệt là Phần Lan.Đóng gói sáng tạo được sử dụng để vượt qua các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh trong thị trường thủy sản cùng với quản lý phân phối chuỗi làm mát cải tiến.
Những đòi hỏi chứng nhận và các quy định nhập khẩu cũng được bao gồm trong báo cáo này.
Một nhân tố không được bao gồm trong các phát hiện này và nhân tố có thể có một tác động đáng kể lên thương mại toàn cầu là một lệnh cấm từ Liên Minh Châu Âu có thể xảy ra đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ.Nước này là nhà sản xuất tôm nuôi lớn thứ hai trên thế giới và là nguồn cung nhập khẩu lớn nhất đến Hà Lan và Vương Quốc Anh.
Một thẩm định quy trình kiểm soát trước nhập khẩu của Ấn Độ vào tháng 11 tiếp theo những vấn đề 10 năm có liên quan đến sự hiện hữu của kháng sinh trong tôm.
Tất cả các lô hàng vào Châu Âu đều bị thanh tra suốt quá trình này và Ủy Ban Châu Âu đã tăng chế độ thanh tra riêng của họ đối với hàng hóa từ Ấn Độ từ 10 lên 50%.Mặc dù có sự đảm bảo từ chính quyền Ấn Độ thì 11 trường hợp không tuân thủ đã được ghi lại kể từ hồi đầu năm đặc biệt là nitrofuran.Kết quả là Châu Âu đã mất hết kiên nhẫn và nếu việc thẩm định sắp tới phát hiện những thất bại tiếp diễn trong hệ thống này thì một lệnh cấm là khả năng rất thực tế.
Để cải thiện vấn đề này Ấn Độ đã tăng cơ chế kiểm tra các dư lượng chloramphenicol, tetracycline, oxytetracycline, chlortetracycline và metabolites của nitrofurans trong tôm trước khi xuất khẩu.Việc thanh tra cũng tăng cường ở các phòng thí nghiệm, cơ sở chế biến, vùng nuôi và các nhà máy thức ăn khi các quan chức cố gắng xác định là không phù hợp.Tuy nhiên họ thừa nhận rằng quy trình này là khó khăn đặc biệt là khi có hơn 50,000 vùng nuôi tôm thanh tra và kiểm soát.
Châu Âu đã xem xét tăng cường tỉ lệ thanh tra đạt 100 các lô hàng nhưng để làm thế sẽ tạo gánh nặng tài chính cao hơn đối với các nhà nhập khẩu mà đổi lại sẽ cần chuyển qua cho người tiêu dùng.Trừ phi Ấn Độ có thể cải thiện tình hình nhanh chóng không thì những nhà nhập khẩu sẽ tìm các nguồn cung tôm thay thế và một cuộc thăm dò nhanh với các công ty thủy sản cho thấy rằng điều này đã xảy ra rồi.Những nước sản xuất chính là Trung Quốc, Indonesia, Ecuador, Việt Nam và Thái Lan.
Thanh Trúc
Link tại đây