FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400 trong tháng qua, với sự bổ sung của 64 cơ sở mới cho chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản của bên thứ ba.
Tổ chức giải thích rằng vào cuối tháng Chín, đã có tổng cộng 1.434 cơ sở đạt chứng nhận BAP trên toàn thế giới.
Kiểm đến của tháng Chín là chương trình BAP thứ hai cao nhất năm 2016 sau khi tháng Sáu, khi kỷ lục 74 cơ sở mới giành được chứng nhận BAP. Trong số 64 cơ sở mới mà đạt chứng nhận BAP trong tháng, bốn nhà máy đang chế biến, 56 là các trang trại và bốn là các trại giống. Trong ba quý đầu năm 2016, 44 nhà máy chế biến, 316 vùng nuôi, 57 trại sản xuất giống và 18 nhà máy thức ăn chăn nuôi đạt chứng nhận BAP lần đầu tiên.
Chương trình cấp chứng nhận BAP đang trên đà tiến triển tốt để vượt qua mốc 1.500 cơ sở trong quý IV năm 2016.
Vào, đã tăng từ 308, cuối 2015 lên 341 nhà máy chế biến đạt chứng nhận này vào cuối tháng Chín 2016. Nhìn chung, họ sản xuất 2,15 triệu tấn tôm, cá hồi, cá rô phi, cá tra và các loài thủy sản khác hàng năm, so với mốc 1,45 triệu tấn vào cuối năm 2015.
Đối với các vùng nuôi, đã có tổng cộng 880 cơ sở đạt chứng nhận BAP vào cuối tháng Chín, so với 606 cơ sở vào cuối năm 2015. Số lượng các trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi đạt chứng nhận là 145 và 68.
BAP là chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản của bên thứ ba hàng đầu thế giới. Nó cũng chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản của bên thứ ba toàn diện nhất thế giới với các tiêu chuẩn bao gồm trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm, sức khỏe vật nuôi, phúc lợi xã hội và truy xuất nguồn gốc.
Thanh Trúc