04/04/2017
Một chương trình dự định đẩy mạnh lĩnh vực cá tra có khả năng đạt được những tiến bộ đáng kể trong chuỗi cung ứng cá tra một phần giải quyết được những quan ngại về môi trường đẩy mạnh hiệu quả và đảm bảo chất lượng ổn định cũng như mở ra thị trường mới cho sản phẩm cá tra Việt Nam.
Dự án, “Thiết lập chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA) với sự hợp tác của Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam, và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã bắt đầu thực hiện các hoạt động chiến lược để hỗ trợ các nhà sản xuất và chế biến cá tra ở khu vực Đồng bằng sông cửu long theo báo cáo VNS.
Được gây quỹ bởi Liên Minh Châu Âu thông qua chương trình SWITCH-Asia, SUPA đã đảm nhận trong 4 năm cho tới tháng 3 năm 2017 cố gắng nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu cho ngành cá tra Việt Nam, giảm thiểu tác đồng môi trường và đẩy mạnh sản xuất uy tín.
Phát biểu tại lễ bế mạc của dự án, Trần Văn Tớp Hiệu Phó của Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội và Chủ tịch Ban Chỉ Đạo SUPA nói dự án này hỗ trợ hơn 50 doanh nghiệp, 120 vùng nuôi, 130 hộ nuôi và 12 hợp tác xã cũng như tập huấn gần 3000 người tham gia.
Nó tư vấn và tập huấn người nuôi trong việc tăng tỉ lệ sinh tồn của cá và giảm thiểu chi phí thức anh và hiệu ứng môi trường trong suốt quá trình gây giống và sản xuất.
Nó cũng hỗ trợ kĩ thuật cho 33 vùng nuôi và các hợp tác xã trong việc xin chứng nhận thủy sản bền vững quốc tế bao gồm trong Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản.
Chủ tịch SUPA chỉ ra rằng “Dự án này giúp các nhà máy chế biến nâng cao công suất và tư vấn hơn 70 nhà máy về hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất sạch sẽ hơn giúp họ cắt giảm tiêu thụ điện từ 18-20% và tiêu thụ nguồn nước 26-30%”.
Thêm vào đó chương trình đã giúp cho 54 nhà máy chế biến cá tra hàng năm cắt giảm chi phí sản xuất khoảng 2-5 tỉ đồng (87,800- 219,300 USD) mỗi nhà máy và khí thải CO2 là 21,000 tấn.
Ông Lê Xuân Thịnh, giám đốc dự án, Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam nhấn mạnh nó cũng liên kết các nhà sản xuất tại Việt Nam với những người mua đặc biệt là ở Châu Âu tạo ra cơ hội xuất khẩu tốt hơn.
Về khía cạnh này, các phiên họp đồng sáng tạo được tổ chức với người tiêu dùng tại Châu Âu và Việt Nam sẽ giúp những nhà sản xuất tạo ra sảng phẩm mới với chất lượng cải tiến và đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng.
Karim Ben Romdhane, nhà phân tích thủy sản tại WWF ở Áo nói bên cạnh việc giúp đỡ quảng bá cá tra Việt Nam tại Hội chợ thủy sản Expo Toàn Cầu trong 3 năm qua thì tổ chức WWF cũng đã mời những nhà bán lẻ Châu Âu tới thăm Việt Nam và tham quan các vùng nuôi cá tra đạt chuẩn như một cách để thu hút người mua.
Thế nhưng vẫn có những hình ảnh tiêu cực về cá tra ở một số khu vực nào đó ở Châu Âu và vì thế WWF và ngành cá tra Việt Nam phải truyền thông những tiến bộ đạt được thông qua dự án này với người tiêu dùng Châu Âu, ông nói.
Vì thế Ông Lê Xuân Thịnh đề nghị thiết lập trung tâm thông tin cho ngành thủy sản đặc biệt là cá tra để quảng bá thủy sản Việt Nam bao gồm cá tra và phản kháng chống lại chiến dịch bôi nhọ của truyền thông ở Châu Âu. Ông cũng đề xuất quyên tặng để tiếp tục hỗ trợ ngành cá tra với những tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật.
Thanh Trúc
Source:Link