30/05/2017
Hệ thống thông tin và cảnh báo sớm toàn cầu (GIEWS) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) đã cảnh báo sự bùng nổ vi rút hồ trên cá rô phi (TiLV), bệnh gây truyền nhiễm cao đang lan truyền trong cá rô phi nuôi và tự nhiên.
Mặc dù không phải mối nguy hại cho sức khỏe con người vi rút này cho thấy có khả năng ảnh hưởng lớn đến an ninh thực phẩm và dinh dưỡng toàn cầu vì cá rô phi là con cá quan trọng nhất đối với tiệu thụ của con người khắp thế giới.
FAO chỉ ra rằng sự bùng nổ này nên được xử lý với sự quan tâm và các quốc gia nhập khẩu cá rô phi nên thực hiện các biện pháp quản lý nguy cơ phù hợp như là tăng cường kiểm tra triệu chứng, bắt buộc chứng nhận kiểm dịch, triển khai các biện pháp kiểm dịch và phát triển kế hoạch đối phó với những bất ngờ.
Trong cảnh báo của họ đối tượng được thông tin rằng họ hiện tại không được biết liệu bệnh này có thể lan truyền thông qua sản phẩm cá rô phi đông lạnh hay không nhưng dường như là LiTV có thể có sự phân tán rộng hơn được biết đến hiện tại và nó đe dọa vùng nuôi cá rô phi ở mức độ toàn cầu là đáng kể.
FAO đề nghị các quốc gia sản xuất cá rô phi nên cảnh giác và nên tuân theo những nghị định về Mã kiểm dịch động vật thủy sản của tổ chức thú y thế giới (OIE) khi thương mại cá rô phi. Bên cạnh đó họ nên bắt đầu chương trình giám sát để xác định sự hiện hữu hay vắng mặt của TiLV, phạm vi địa lý của sự truyền nhiễm và xác định yếu tố nguy cơ mà có thể giúp chứa đựng nó.
Hơn nữa các quốc gia được khuyến khích thực hiện chiến dịch thông tin cộng đồng để khuyên những nhà nuôi trồng thủy sản – nhiều người trong số họ là hộ nuôi nhỏ - về những dấu hiệu lâm sàn và những nguy cơ kinh tế xã hội nó gây ra và sự cần thiết làm giảm cái chết trên diện rộng cho chính quyền an ninh sinh học.
Hiện tại giám sát tích cực TiLV được thực thi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia và người ta lên kế hoạch bắt đầu ở Philipines. Ở Israel một khảo sát dịch tễ trong quá khứ được kỳ vọng xác định được các yếu tố tác động đến tỉ lệ sinh tồn thấp và tổng số tử vong bao gồm tầm quan trọng liên quan đối với TiLV.Thêm vào đó một công ty tư nhân hiện tại đang làm việc về sự phát triển vaccine sống giảm độc lực cho TiLV.
FAO sẽ tiếp tục giám sát TiLC làm việc với các chính phủ và các đối tác phát triển và tìm kiếm nguồn cung có thể được khai thác để hỗ trợ các nước thành viên FAO để xử lý TiLC theo yêu cầu và khi cần thiết.
Tổ chức này nhấn mạnh rằng nhiều nghiên cứu hơn được yêu cầu để xác định liệu TiLC được thực hiện bởi những loại không thuộc họ cá rô phi và những sinh vật khác như chim và động vật có vú và liệu rằng nó có thể lan truyền thông qua các sản phẩm cá rô phi hay không.
Bệnh tật này chỉ ra rằng tỉ lệ tử vong đột biến cao với sự bùng nổ ở Thái Lan gây ra cái chết lên đến 90% con giống.Cá nhiễm bệnh thường cho thấy mất cảm giác thèm ăn, di chuyển chậm, tổn thương da và lở loét và dị dạng mắt và mờ mắt.Khi một kiểm tra lâm sàng đáng tin cậy dành cho TiLV sẵn sàng thì nó sẽ được áp dụng để loại trừ TiLV như tác nhân những cái chết chưa giải thích được.
Trong đầu tháng 5 Mạng lưới các Trung Tâm Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á- Thái Bình Dương (NACA) đã phát hành Dịch vụ Tư Vấn Dịch Bệnh TiLV và OIE phát hành Thẻ Bệnh. Vào tháng nàyTrung Tâm Cá Thế Giới cũng phát hành Báo cáo thông tin:TiLV: Những gì cần biết và làm.
Thống kê của FAO hé lộ rằng trong năm 2015 sản lượng cá rô phi từ cá nuôi trồng thủy sản và đánh bắt đạt 6.4 triệu tấn với giá trị là 9.8 tỉ USD và thương mại khắp thế giới đạt 1.8 tỉ USD.
Thanh Trúc
Link tại đây