NFI đề xuất cắt giảm thuế nhập khẩu Hoa Kỳ để đẩy mạnh xuất khẩu Thị trường - Xúc tiến thương mại - 03:19 31-05-2017

22/05/2017

Viện nghiên cứu thủy sản quốc gia (NFI) đã khuyến khích cắt giảm thuế quan đối với thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ tại buổi điều trần công cộng trước những nhà quản lý tại thủ đô Washington vào ngày 18/05.

Trong khi đó Hiệp hội các nhà chế biến tôm Hoa Kỳ (ASPA) đã đề xuất nhiều giới hạn hơn nữa đối với hải sản nhập khẩu từ các nước khác nhằm cắt giảm tổng lượng nhập siêu đáng kể của Hoa Kỳ.

Bộ thương mại Hoa Kỳ và đại diện thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu bình luận cộng đồng về một lệnh điều hành, “Báo Cáo Kép về Nhập siêu thương mại đáng kể,” mà tác động đến nhập siêu thương mại Mỹ với 13 quốc gia: Canda, Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

 “Hướng đến nhập siêu hàng hóa Hoa Kỳ cùng với bất cứ một trong 13 quốc gia hay khối quốc gia nào được xác định bởi bộ này nên tập trung vào mở cửa thị trường cho thủy sản Mỹ, giảm thuế nhập khẩu nước ngoài và loại bỏ rào cản thuế” theo chủ tịch NFI John Connelly tại phiên điều trần.”Toàn bộ 95% người tiêu dùng thế giới và gần 80% quyền mua bán của người tiêu dùng nằm ngoài nước Mỹ và cả 2 con số gần như tăng lên trong tương lai.

Ví dụ tiêu thụ thủy sản bình quân ở Nhật là 300% cao hơn Mỹ và xuất khẩu thủy sản Mỹ vào Nhật là 681 triệu USD (608 triệu Euro) trong năm 2016, Connelly nói.

“Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương có thể đã ngay lập tức loại bỏ và hủy bỏ thuế của Nhật Bản đối với trứng cá, thịt xay, và cá tuyết của Hoa Kỳ” Connelly nói.”Điều này đã có thể cho phép ngư dân trong nước và ngư dân nào đó trên bờ biển Thái Bình Dương khai thác các cơ hội trong một quốc gia mà đã sẵn sàng có một sự đánh giá cao về thu hoạch của Mỹ và trong một qui trình sẽ giúp thu hẹp nhập siêu Hoa Kỳ với liên minh Vành Đai Thái Bình Dương gần gũi nhất của quốc gia”.

Thêm vào đó việc thực thi Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) một thỏa thuận thương mại kí kết gần đây giữa Canada và liên minh Châu Âu đã đặt các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi cạnh tranh theo Connelly.

 “Ví dụ Canada và Hoa Kỳ bán cùng các chủng loại tôm hùm còn sống tới khách hàng Châu Âu. Theo CETA tôm hùm Canada sẽ sớm tham gia vào miễn thuế Thị Trường Chung và miễn hạn ngạch trong khi các công ty của Mỹ phải tiếp tục trả 8% thuế” Connelly nói.”Tình trạng tương tự đối diện ngư dân Mỹ hy vọng xuất khẩu cá minh thái, cá bơn, cá tuyết hake, cá nhám góc, hàu, cua tuyết và những sản phẩm khác vào một thị trường mà hiện tại có số dân 510 triệu.

Liên minh Châu Âu cũng ngăn cản tất cả xuất khẩu nhóm sò nhuyễn thể của Mỹ như con trai dựa vào những than phiền “không căn cứ và không có cơ sở” về những thiếu sót trong bộ luật an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ từ năm 2009, Connelly nói.

 “Lệnh cấm toàn diện này trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đến các sản phẩm sò cao cấp cùng với người đã sẵn sàng mua ở Châu Âu và vì nó được thực hiện bởi những quốc gia không thuộc Châu Âu – nên có tác động lớn hơn thể hiện lúc ban đầu. Nó chính xác là loại rào cản phi thuế quan thiếu khoa học mà nếu được hướng tới sẽ kích thích xuất khẩu mới hạn chế nhập siêu của quốc gia với Liên Minh Châu Âu trong tiến trình này” Connelly nói.

Trong khi đó ASPA nói rằng 10.5 triệu USD (9.4 tỉ Euro) nhập siêu trong năm 2016 là kết quả “thực tiễn thương mại phi pháp và không công bằng bao gồm nạn bán phá giá dai dẳng trong thị trường Hoa Kỳ và trợ cấp bởi những chính phủ nước ngoài”.

 “Trong hàng thập niên ngành tôm của chúng ta đã đối mặt với nhập khẩu tăng vọt đối với tôm nuôi sản xuất ngoài nước” giám đốc điều hành ASPA David Veal nói.”Kết quả là nhập siêu Hoa Kỳ trong ngành tôm là quan trọng và đang tăng trưởng”.

Nhập siêu của Hoa Kỳ trong ngành tôm với tổng trị già 4.49 tỉ USD (4 tỉ Euro) trong năm 2016 theo ASPA đặc biệt Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Trung Quốc và Malaysia.”Nhập siêu với 3.44 tỉ USD (3.1 tỉ Euro) với những quốc gia này chiếm 77% tổng nhập siêu tôm.Và sự thâm hụt trong ngành tôm từ 7 quốc gia này tăng lên 44% kể từ năm 2012” ASAP nói trong một phát ngôn.

Trong khi Hội đồng thương mại quốc tế (ITC) đã bỏ phiếu hồi đầu tháng 5 để gia hạn lệnh chống phá giá hiện tại đối với tôm từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam trong 5 năm kế tiếp thì những lệnh này “ có phạm vi hạn chế và vẫn cho phép khối lượng lớn tôm thương mại không công bằng nhập vào Hoa Kỳ” theo ASPA.

Thanh Trúc            

Link tại đây

 

Bài viết liên quan

Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...
CAFATEX: Khởi công dự án Kho lạnh Logistic cho thuê chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu
Ngày 27/7/2022,  Công ty TNHH MTV COLD STORAGE LOGISTIC HẬU GIANG (Thành viên của công ty CAFATEX) đã động thổ khởi công Dự án Kho Lạnh LOGISTIC Cho thuê tại số km 2081,QL1, xã Tân Phú Thạnh, H. Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Đây là kho lạnh đầu tiên được xây dựng...
Thông tin thị trường cần nhập khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm chức năng, công ty có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bột Colagen từ cá (fish collagen peptide powder). 1. Công ty Nhật Bản cần mua nguyên liệu Fish Colagen Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực...
EVFTA-Cam kết trong ngành thủy sản và cơ hội tại thị trường Bắc Âu
Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6-22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,… Tình hình thương mại thủy...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam