13/04/2017
Sau báo cáo nông dân thả giống rô phi ít hơn thường lệ vào mùa thu rồi ở Hải Nam, miền nam Trung Quốc thì sản xuất thật sự duy trì ổn định hay thậm chí tăng lên. Đâu đó phải chịu sự khan hiếm. Những nhà chế biến tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây đang thiếu hụt buộc họ phải tìm nguồn hàng từ những khu vực khác.Điều này làm giá tăng đồng loạt từ tháng 1.
“Cho tới giờ ở Hải Nam ,nguồn cung nguyên liệu đã tương đối rộng rãi. Nông dân thả giống vào ao trong tháng 11 và cá rô phi giống đã trưởng thành” theo một nguồn tin từ nhà xuất khẩu lớn ở Hải Nam.
“Nhưng đặc biệt ở Quảng Đông và Quảng Tây đã có sự thiếu hụt nguyên liệu.Điều này nghĩa là họ đã đến mua ở Hải Nam…Hiện tại cá rô phi cơ bản hiếm. Vì thế hiện tại thị trường nguyên liệu còn lại là thị trường rất cao”
Shuichan, một nhà xuất bản thương mại đã xác nhận tình hình này.”Ở Aoci (phía tây nam tỉnh Quảng Đông) các nguồn cung ứng nguyên liệu đều thắt chặt. Những nhà chế biến đang tiềm nguồn nguyên liệu từ Hải Nam.Nhưng hiện tại phần lớn cá rô phi từ các ao ở Hải Nam có kích cỡ nhỏ hơn từ 400-500gr.
Những cỡ nhỏ sẽ thông dụng ở Hải Nam vào tháng 5 khi phần lớn hàng tồn cỡ lớn sẽ được bán hết.
Sự khan hiếm nguồn cung này theo mùa vụ. Ở Quảng Đông và Quảng Tây nhiệt độ có xu hướng giảm khá chậm đới với nuôi trồng quanh năm trong khi cá rô phi Hải Nam có thể đươc nuôi suốt mùa đông.
Điều này xác nhận bảng giá của Undercurrent – giá tăng bình ổn suốt giai đoạn kết thú năm và mức giá đầu năm mới.Giá từ các nhà máy ở Trạm Giang, Quảng Châu, một khu vực chịu tác động bởi sản lượng thấp theo thường lệ.
Vào tháng 5 và 6 khối lượng lớn sẽ tác động thị trường lần nữa khi nông dân Quảng Đông và Quảng Tây thu hoạch các ao thả giống từ tháng 2 và 3.”Giá gần như giảm lần nữa vào mùa hè”.
Thị trường xuất khẩu ế ẩm
Nhưng bất cứ mới đe dọa tăng giá nào cũng đang làm các nhà chế biến lo lắng.Nguyên do vì họ đối diện với sự sụt giảm hàng loạt về doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu.Vì thế giá nguyên liệu hiện tại 8.80 tệ đến 9 tệ/ kg (1.276 USD-1.305 USD) đối với cỡ 500-800 gram hiện nay là “rất cao” theo Kevin Tang, chủ tịch của công ty Sunnyvale Seafood, chi nhánh Hoa Kỳ của công ty Zhanjiang Guolian Aquatic Products. Về lịch sử thì chúng vẫn còn thấp.
Việc sụt giảm doanh thu xuất khẩu là do việc giảm xuất khẩu cá rô phi phi lê đông lạnh trong 3 năm liên tiếp theo Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (ITC). Từ đỉnh 181,871 tấn trong năm 2013 xuất khẩu cá rô phi phi lê đông lạnh của Trung Quốc giảm 20% còn 147,391tấn
Trong khi nhu cầu phi lê giảm, để đào sâu cung ứng những nhà chế biến Trung Quốc đã sản xuất nhiều cá rô phi đông lạnh nguyên con hơn để bán chủ yếu đến các nước Châu Phi. Giá cá rô phi đông lạnh nguyên con có xu hướng từ 1,500 USD/tấn rẻ hơn cá phi lê. Kể từ 2012 xuất khẩu cá rô phi nguyên con đông lạnh của Trung Quốc tăng 17.4% (xem sơ đồ 1)
Giảm nhu cầu từ Mỹ nằm từ đỉnh chuỗi giá trị đang tạo động lực cho thị trường.Năm ngoái Trung Quốc xuất khẩu ít hơn 25.7% cá rô phi phi lê vào Mỹ giảm 62,742 tấn (xem sơ đồ 2).Đây là số liệu từ hải quan Trung Quốc – vì một số lý do Mỹ báo cáo nhập khẩu lớn hơn nhiều từ Trung Quốc là 115,628 tấn sau đợt giảm 17.8% so với cùng kỳ.
Những nhà chế biến đó vẫn chạy doanh số cá rô phi phi lê đông lạnh đang bị ép vào thị trường mua giá thấp hơn.Ví dụ Trung Quốc xuất khẩu 29,009 tấn vào Mexico năm ngoái tăng 21% so với cùng kỳ.
Nhưng sản lượng xuất khẩu này chỉ có giá trị trung bình 2,983USD/tấn trong khi xuất khẩu vào Mỹ đạt giá trị 3,806 USD/tấn (xem sơ đồ 3). Ngay cả vào Mỹ mặc dù giá giảm sau khi tạo đỉnh trong năm 2014.
Tuy nhiên dữ liệu nhập khẩu Hoa Kỳ chỉ ra giá trung bình thấp hơn so với năm 2016 với 3,206 USD/tấn.
Vì thế sản lượng xuất khẩu cá rô phi phi lê đông lạnh giá trị gia tăng giảm trong khi sản lượng xuất khẩu cá rô phi phi lê đông lạnh đã đang tăng lên. Trên tất cả giá trung bình cũng giảm xuống.
Kết quả là những nhà doanh thu xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc đã sụt giảm. Trong năm 2013 xuất khẩu cá rô phi phi lê đông lạnh của Trung Quốc trị giá 791.7 triệu USD năm ngoái 509.7 triệu USD giảm 35,6% (xem sơ đồ 4). Tính cả cá rô phi nguyên con đông lạnh doanh thu xuất khẩu giảm từ 995.1 triệu Usd còn 777.0 triệu USD, giảm 21.9%.
Chỉ hơn một đốm sáng theo mùa
Dao động thường xuyên theo mùa không thể giải thích toàn diện cho những khan hiếm nguyên liệu.Nhiều khả năng là thị trường sụt giảm sâu hơn khi các nhà sản xuất biến mất khỏi lĩnh vực này do giá nguyên liệu bị siết chặt.
“Cả người nuôi và nhà chế biến đang thắt chặt biên lợi nhuận chỉ để tồn tại. Một nguồn tin nói nhà máy của bà đã không còn sự lựa chọn nào ngoài việc tạo áp lực cho cho người nuôi giảm giá xuống.
Tang cũng thiên về sự thay đổi cơ cấu đối với khan hiếm cung ứng hơn là sụt giảm theo mùa.”Những nhà sản xuất không kiếm được lợi nhuận năm rồi vì thế họ trữ hàng ít hơn…Doanh thu thức ăn giảm. Những nhà sản xuất đang thả giống ít hơn – chúng tôi có thể thấy điều đó”. Ông dự đoán tổng sản lượng sẽ giảm vào năm nay.
Mùa đông năm rồi ấm hơn thường lệ nhiều nghĩa là sản lượng ở Quảng Đông và Quảng Tây phải cao hơn.
Trong khi đó ở Hải Nam nhìu công nhân từ bỏ nông nghiệp chuyển qua làm việc trong lĩnh vực du lịch.”Nó bớt cực nhọc hơn làm việc trong nhà máy chế biến”. Công ty của bà đã tăng lương để cạnh tranh. Bà bổ sung rằng tự động hóa hiện tại là không thể mặc dù công ty này “đang trong đợi làm điều đó”.
Trong hoàn cảnh thị trường khắc nghiệt này những công ty lớn thật ra lại tăng xuất khẩu – Nhà xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc Baiyang Investment Group đã tăng 13% so với cùng kỳ 2016.
Nguyên do vì những công ty nhỏ hơn “không có khả năng thanh toán để lèo lái qua thời điểm khó khăn này” nghĩa là những công ty lớn hơn sẽ lấp đầy khoảng trống. Bà nói rằng công ty bà cũng đã nhìn thấy một sự gia tăng khối lượng doanh số.
Công ty bà không giảm chất lượng bằng cách thêm nước mặc dù vậy vẫn phàn nàn về một số nguồn cung ứng.”Việc tiếp cận này là tự đánh bại.”Phạm vi ngành nhỏ và một khi một khách hàng than phiền lan ra.” Nó có thể phá hủy doanh số”
Bà nói mặc dù sản lượng ngắn hạn sẽ giảm ở Hải Nam, nhưng vì nhiệt độ cao hơn vào tháng 6, nên tháng 7 và 8 có xu hướng tạo ra cái chết đột ngột trên diện rộng và cả vì chứng giảm oxi huyết hoặc bệnh dịch trong khi hóa chất sử dụng để kiểm soát chúng làm cho cá không thích hợp để xuất khẩu.
Mặc dù vậy trong thời gian ngắn hạn thị trường sẽ duy trì ổn định- giá tuần rồi ở Trung Quốc giảm nhẹ dưới mức của năm rồi.
Liệu giá cá tra tạo cơ hội nào không?
Sự gia tăng giá cá tra gần đây sẽ không chắc có tác động lớn đến xuất khẩu cá rô phi theo Landy Chow tổng giám đốc công ty Siam Canadian China Ltd. Các siêu thị Châu Âu giảm sản phẩm cá tra cũng sẽ nhiều khả năng chuyển sang cá minh thái hơn là cá rô phi Trung Quốc.
“Tôi không nghĩ nó sẽ tác động doanh số có thể một chút… Thị trường Châu Âu có những qui định nghiêm ngặt hơn là Mỹ. Vì thế nó tốn chi phí hơn cho các nhà sản xuất cá rô phi Trung Quốc để thâm nhập thị trường.
“Nhu cầu (xuất khẩu) tùy thuộc vào những người tiêu thụ chi tiêu ở Mỹ.” Ông nói có thể có một sự gia tăng nhu cầu trong mùa hè khi có sự tăng nhẹ theo thông lệ trong đơn hàng từ các nhà hàng.
Thanh Trúc chuyển ngữ
Link tại đây