22/08/2017
Các nhà sản xuất tôm tôm toàn cầu đã có một năm tốt đẹp trong 2016 theo báo cáo từ Globefish đặc biệt với thị trường xuất khẩu.
Tổng số là một tin tức vui cho các nhà sản xuất vì dự báo ban đầu dự đoán tổng số thấp hơn vì dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi gây thiệt hại trong nữa đầu năm 2016,Tuy nhiên tình hình đã khôi phục lại suốt nữa sau của năm.
Các nước Châu Á dẫn đầu chặng này về so sánh sản lượng tôm quốc gia.Về tổng số các nhà sản xuất lục địa đã nuôi ước tính 2.5 triệu tấn tâm mà phần lớn là tôm thể và tôm chân trắng.
Ấn độ đã dẫn đầu bảng liên minh xuất khẩu 438,500 tấn tôm tăng 14.5% so với 2015.Việt Nam xếp thứ hai với xuất khẩu 425,000 tấn tăng 185.Ecuador-quốc gia duy nhất không phải Châu Á nằm trong 6 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới đã xuất hàng 372,600 tấn tôm tăng 7.8%. Vị trí thứ tư là Indonesia xuất khẩu 220,000 tấn tăng 21%, Thái Lan thứ năm với 209,400 tấn sản lưởng tôm tăng 22% và Trung Quốc thứ sáu xuất khẩu 205,300 tấn tăng 7%.
Tổng sản lượng của Trung Quốc ước tính nằm trong khoảng 600,000 và 800,000 tấn trong năm 2016 với các tỉnh phía nam báo cáo một sự sụt giảm rõ rệt về sản lượng với hơn 150,000 tấn.Ấn Độ và Việt Nam lần lượt sản xuất khoảng 400,000 tấn với Indonesia chỉ xếp sau với 350,000 tấn và Thái Lan với 300,000 tấn. Việt Nam cũng sản xuất 250,000 tấn tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Các nước Mỹ La Tinh đã sản xuất trong khoảng 500,000 và 600,000 tấn tôm thẻ suốt năm này với Ecuador và Mexico dẫn đầu cung ứng. Nicaragua, Peru, Venezuela, và Honduras cũng xếp hạng như những nhà sản xuất hàng đầu.
Những đổ bộ của tôm đánh bắt tự nhiên đã tăng ở Argentina tăng lên 17% đạt 167,300 tấn trong năm 2016. Sự gia tăng này dẫn đến tăng lên 32% xuất khẩu tôm Argentina.
Nó là một câu chuyện khác ở Hoa Kỳ nơi mà những đổ bộ 2016 của tôm đạt mức thấp nhất kể từ 2010. Về phương diện nhập khẩu sự gia tăng vừa phải trong năm 2016 tại Hoa Kỳ (tăng 3.2% đạt 606,000 tấn), Nhật Bản (tăng 4.6% đạt 223,600 tấn) và Trung Quốc (tăng khoảng 4.5% đạt 350,000 đến 360,000 tấn). Tuy nhiên quan chức Trung Quốc đã báo cáo số liệu nhập khẩu không hoàn toàn đáng tin cậy vì những tin đồn khăng khăng rằng tỉ lệ lớn nhập khẩu Trung Quốc đã buôn lậu qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc. Argentina, Canada, Ecuador, Thailand, và Greenland đã cung ứng số lượng lớn tôm nhập khẩu hợp pháp vào Trung Quốc.
Số liệu xuất nhập khẩu cũng có thể đánh lừa vì thương mại tăng trưởng đới với sản phẩm nguyên liệu thô được nhập để tái chế biến và tái xuất.Ví dụ Việt Nam đã nhập hơn 300,000 tấn tôm đông lạnh cho mục đích này trong năm 2016.
Liên minh Châu Âu đã nhập khẩu 780,000 tấn tôm hơn 2% so với năm 2015. Trong nhóm Châu Âu- 28 thì những nhà nhập khẩu chính của tôm đông lạnh là Pháp (77,000 tấn) và Tây Ban Nha (66,000 tấn). Hà Lan, ý, Anh, Đức và Bỉ đều nhập khoảng 25,000 và 30,000 tấn.Pháp, Tây Ban Nha và Ý đã nhập phần lớn tôm từ các nước Nam Mỹ trong khi Hà Lan và Đức thiên về nhập khẩu từ Đông Nam Á.Khối lượng khác nhau trong nội bộ thương mại Châu Âu cũng đã diễn ra với Đức chiếm khối lượng cao nhất đặc biệt là từ Hà Lan và Anh.
Một sự thay đổi cung ứng ở Châu Âu vào năm 2016 là sự sụt giảm nhập khẩu từ Ấn Độ nối tiếp theo một động thái từ chính quyền thú y của Châu Âu tăng con số kiểm tra bắt buộc đối với tôm nuôi Ấn Độ từ 10 lên 50%.Điều này hệ quả là tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu mà nhiều người trong số họ đã tìm kiếm sản phẩm từ nơi khác.
Các sản phẩm tôm giá trị gia tăng đang bắt đầu giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại toàn cầu.Ví dụ chỉ dưới 27% nhập khẩu vào Nhật trong năm 2016 đã tạo nên từ các sản phẩm giá trị gia tăng như tôm chiên xù, tôm luộc và tôm sushi với gạo.
Tuy nhiên ở Hoa Kỳ nhu cầu đã tăng đối với tôm luộc và nguyên liệu còn vỏ, bỏ vỏ nhưng giảm đối với tôm tẩm bột. Nhập khẩu tôm còn vỏ lớn và trung bình-lớn (U/15 tới 21/25) tăng lên 9% trong năm 2016 đạt 90,000 tấn nhưng nhập khẩu cỡ trung bình (31/40 tới 51/60) duy trì mức tương tự với năm ngoái với 87,000 tấn.
Về phương diện an toàn thực phẩm Cơ Quan Quản Lý Dược và Thực Phẩm (FDA) đã từ chối 133 lô hàng giao tôm năm 2016 do phát hiện các kháng sinh cấm.Đây là lần từ chối số lượng cao thứ ba kể từ năm 2002.Xuất xứ các lô hàng từ Ấn Độ là (95), Việt Nam (17), và Trung Quốc (15).
Một báo cáo toàn diện “Tôm luộc tại Pháp” bởi EUMOFA thì cơ quan giám sát thị trường Châu Âu đối với nghề cá và sản phẩm nuôi trồng thủy sản cũng có cái nhìn rộng hơn đối với thị trường Châu Âu cho sản phẩm này.Nó phát hiện rằng tôm nhìn chung được nhập khẩu như sản phẩm nguyên liệu thô đông lạnh mà được nấu và đóng rói tại nước nhập khẩu.
Tại Pháp hơn 2/3 được bán như sản phẩm được nấu, ướp lạnh và một cuộc kiểm tra thị trường bán lẻ của tôm thẻ phát hiện rằng con số 80% bất ngờ được bán với sự chào hàng đặc biệt.
Phần lớn tôm nhiệt đối vẫn được tiếp thị toàn bộ ở Pháp nhưng nhu cầu sản phẩm thực phẩm tiện lợi và dễ nấu đang tăng lên kết quả là sự gia tăng doanh số tôm bỏ đầu, lột và nấu và ướp lạnh và sản phẩm tôm tẩm gia vị.
Một khía cạnh khác của cung ứng tôm mà đang tăng trưởng là nhu cầu chứng nhận theo EUMOFA.Các câu chuyện truyền thông tiêu cực tiếp tục xoay quanh tôm nuôi đặc biệt là ở Châu Á với phê phán chĩa vào các nhà chế biến nuôi trồng thủy sản vì những tác động tiêu cực của họ với môi trường và việc sự dụng thực hành lao động nghèo nàn.
Người mua cho chuỗi siêu thị lớn ở bắc và tây Âu hiện tại đòi hỏi vùng nuôi chứng minh rằng sản phẩm của họ là được nuôi uy tín và bền vững. Những hình thức chứng minh được ưu chuộng là đạt các tiêu chuẩn chương trình chứng nhận của GlobalG.A.P, ASC, GAA, BAP.
Con số các nhà sản xuất kí kết các khung chứng nhận đang tăng nhanh chóng và trong khi đạt được các tiêu chuẩn của 3 chương trình chứng nhận phổ biến không phải là một quy trình rẻ và cũng không dễ dàng thì nó phục vụ cả hai mục đích mang đến sự tiếp cận thị trường và đưa ra sự đảm bảo đối với người tiêu dùng theo báo cáo của EUMOFA.
Thanh Trúc
Link tại đây