Ngày 29/3/2016, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố các kết quả cuối cùng đợt rà soát hành chính lần thứ 11 của lệnh chống bán phá (CBPG) với mặt hàng fillet cá tra/basa đông lạnh từ Việt Nam. Hai nhà xuất khẩu lớn nhất, HVG và Tafishco đã nhận được mức thuế suất tương ứng 0,41 USD/kg và 0,97 USD/kg, trong khi mức thuế suất bình quân là 0,69 USD/kg đã được đánh vào các công ty hưởng mức thuế suất riêng biệt (nghĩa là các công ty có thể chứng minh sự độc lập từ Chính phủ Việt Nam). Cuối cùng, một mức thuế suất trừng phạt là 2,39 USD/kg từ các giai đoạn trước đã được duy trì đối với tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam khác. Rõ ràng, DOC đã quá vô lý và bất chấp tất cả lựa chọn một nước không tương đồng kinh tế với Việt Nam để tính toán mức thuế CBPG nhập khẩu fillet cá tra/basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Sự phi lý
Trong tiến trình vụ kiện CBPG của Mỹ, cáo buộc đối với các nhà xuất khẩu là họ đã tham gia bán hàng vào thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lý (giá trị thông thường) của hàng hóa, mà việc bán hàng này đã gây ra sự tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất nội địa của Mỹ. Giá trị thông thường điển hình là giá mà nhà xuất khẩu bán hàng hóa tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, một ngoại lệ được thực hiện đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường (“NME”) như Việt Nam và Trung Quốc. Căn cứ vào việc đối xử Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, DOC đã từ chối dữ liệu chi phí và giá cả được báo cáo từ Việt Nam. Thay vào đó, theo pháp luật Mỹ, DOC xác định giá trị thông thường của fillet cá tra/basa bằng việc áp dụng phương pháp xây dựng chi phí, trong đó định giá tất cả các yếu tố đầu vào riêng lẻ được sử dụng để sản xuất fillet cá (cá nguyên con, con giống, thức ăn, hóa chất, chi phí nhân công, điện,...) dựa trên các mức giá đang phổ biến tại một quốc gia giá trị thay thế. Do đó, rõ ràng là việc lựa chọn một quốc gia giá trị thay thế phù hợp là một quyết định quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đối với kết quả cuối cùng trong một vụ kiện CBPG.
Theo pháp luật Mỹ, DCO được ủy thác lựa chọn quốc gia giá trị thay thể đối với Việt Nam căn cứ vào hai tiêu chí: Một là, quốc gia đó nên “tương đồng về mặt kinh tế” đối với Việt Nam về mặt tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người (“GNI”); Hai là quốc gia đó nên là một “nhà sản xuất đáng kể” hàng hóa có thể so sánh được. Trong đợt rà soát lần thứ 11, DOC đã lựa chọn Indonesia làm quốc gia giá trị thay thế so với Việt Nam, và vì vậy đã xác định giá trị thông thường của fillet cá tra/basa bằng việc định giá tất cả các yếu tố sản xuất đầu vào riêng lẻ căn cứ trên giá tại thị trường Indonesia và sau đó tập hợp chúng lại để có được giá trị thông thường của fillet cá xuất khẩu. Như được giải thích bên dưới, việc DOC ưu tiên lựa chọn Indonesia làm quốc gia giá trị thay thế là trái pháp luật và là lý do quan trọng nhất dẫn tới các mức thuế CBPG rất cao đối với fillet cá Việt Nam.
Tại sao?
Không có tranh cãi nào về việc Indonesia không tương đồng kinh tế với Việt Nam. Tại sao lại như vậy? Vào lúc bắt đầu tiến trình của mỗi đợt rà soát, Văn phòng Chính sách của Bộ Thương mại (“OP”) ban hành một danh sách các quốc gia được cân nhắc là tương đồng về mặt kinh tế với Việt Nam, căn cứ trên tổng thu nhập quốc dân theo đầu người (GNI) của các quốc gia riêng lẻ. Danh sách của OP ban hành vào thời điểm bắt đầu đợt rà soát hành chính thứ 11 đã không bao gồm Indonesia do GNI của Indonesia đã bỏ xa GNI của Việt Nam. Do đó, theo luật và tiền lệ đã được xác lập, DOC đã được yêu cầu lựa chọn một quốc gia giá trị thay thế từ danh sách các quốc gia tương đồng về mặt kinh tế của OP, bao gồm Bangladesh, Philippines và Ấn Độ. Tất cả các quốc gia này không chỉ tương đồng về mặt kinh tế với Việt Nam mà còn có các nhà sản xuất fillet cá tra/basa đáng kể. Tất cả ba quốc gia này, đặc biệt Bangladesh, có đủ dữ liệu giá chất lượng cho phép DOC xác định giá trị thông thường của fillet cá chính xác.
Sự kiện này nêu lên một câu hỏi nghiêm túc là tại sao Bộ Thương mại Mỹ đành phải lựa chọn một quốc gia không tương đồng về mặt kinh tế, Indonesia, làm quốc gia giá trị thay thế. Các giải thích của DOC về vấn đề này còn lưỡng lự và không có sức thuyết phục, mâu thuẫn với thực tiễn và tiền lệ tòa án.
Lịch sử tiến trình CBPG đối với fillet cá Việt Nam thể hiện hơn 10 năm qua, cho đến đợt rà soát hành chính lần thứ 8, căn cứ theo việc lựa chọn Bangladesh làm quốc gia giá trị thay thế nhất quán, DOC đã xác định giá trị thông thường của fillet cá tra/basa Việt Nam căn cứ trên dữ liệu giá của Bangladesh. Cần phải được nhấn mạnh rằng trong suốt giai đoạn này, Bangladesh và Indonesia đều nằm trong danh sách các quốc gia tương đồng về mặt kinh tế của OP và lúc này Bangladesh đã được ưu tiên lựa chọn một cách kiên định so với Indonesia. Trong suốt giai đoạn này, dù các mức thuế CBPG đã được đánh vào các đợt xuất khẩu của Việt Nam nhưng ở một mức độ được cho là hợp lý và không mang tính trừng phạt. Đó là các mức thuế suất CBPG được tính toán hết sức công bằng và chính xác để đảm bảo sự cân bằng giữa việc bảo vệ nền công nghiệp cá da trơn Mỹ và việc cho phép kinh doanh cá rộng mở, công bằng từ Việt Nam. Những người thụ hưởng cuối cùng là các khách hàng Mỹ, những người đã có thể mua fillet cá tra/basa với các mức giá phải chăng, thay vì phải thanh toán các mức giá độc quyền và cao quá đáng. Việc nhập khẩu từ Việt Nam cũng đã duy trì hàng ngàn công việc trong chuỗi cung ứng, từ Việt Nam đến thị trường Mỹ. Chỉ có một bên bị thiệt hại là nền kỹ nghệ nội địa Mỹ.
Do thất bại về cơ bản trong nỗ lực khống chế việc nhập khẩu từ Việt Nam ngay cả sau nhiều đợt rà soát chống bán phá giá bởi DOC, các chủ trại nuôi nội địa của Mỹ tại Mississippi, Arkansas và Louisiana và Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (CFA) đã yêu cầu thay đổi các quy tắc của trò chơi trong một đêm. Do thua tất cả các trận đánh trước đây theo luật và theo các sự kiện thực tế, trong đợt rà soát hành chính lần thứ 8, CFA đã gây sức ép lớn đối với DOC, khiến DOC phải thay đổi đội ngũ điều tra mà đã giải quyết vụ kiện này hết sức mẫn cán trong suốt thời gian trước đó. Tuy nhiên, CFA đã vẫn phải đối mặt với chướng ngại vật chính trong mục tiêu của mình để ép buộc một sự thay đổi mang tính phương pháp luận nhằm đạt mức thuế suất CBPG rất cao bởi vì Indonesia thì đã được loại bỏ ngay tức khắc mà không cần phải giải thích khỏi danh sách các quốc gia tương đồng về mặt kinh tế của OP trong đợt rà soát hành chính lần thứ 8. Tuy nhiên, CFA đã kiên cường vận động hành lang DOC để chuyển đổi quốc gia giá trị thay thế từ Bangladesh, một quốc gia tương đồng về mặt kinh tế, sang Indonesia, một quốc gia không tương đồng về mặt kinh tế.
Các nhà xuất khẩu Việt Nam và VASEP đã bị sốc khi DOC lựa chọn Indonesia thay vì Bangladeesh vào tháng 3/2016 làm quốc gia giá trị thay thế. Việc chuyển đổi quốc gia giá trị thay thế đã báo hiệu một kỷ nguyên của các mức thuế CBPG cao, gây tranh cãi và mang tính trừng phạt một cách bất hợp lý đối với các nhà xuất khẩu fillet cá tra/basa Việt Nam.
DOC nói gì?
Sự lựa chọn Indonesia của DOC rõ ràng là bất hợp lý vì nhiều lý do. Trước tiên, thực sự không thể giải thích được việc DOC đột ngột lựa chọn Indonesia, chỉ sau khi quốc gia này được loại bỏ một cách rõ ràng bởi chính DOC do không đáp ứng tiêu chí tính tương đồng về mặt kinh tế. Thứ hai, ngay cả khi bỏ qua vấn đề thiếu tính tương đồng về mặt kinh tế, lập luận đề xuất của DOC khi lựa chọn Indonesia thay vì sự lựa chọn Bangladesh đã được “ổn định” - rằng chỉ riêng Indonesia có đủ dữ liệu giá đáng tin cậy đối với cá nguyên con trong khi dữ liệu giá của Bangladesh là không đáng tin cậy - là không thuyết phục và mâu thuẫn với hàng đống chứng cứ được nộp cho DOC.
Dữ liệu Thống kê Thủy sản của Indonesia (IAS) được sử dụng để định giá cá nguyên con, đã bị chỉ trích bởi Tổng Cục trưởng khi đó của IAS, ông Ketuk Sugama. Trong một bản tuyên thệ đã ký mà đã được nộp cho DOC, ông Sugama giải thích rằng dữ liệu IAS đã phản ánh dữ liệu giá của nhiều loài cá khác hẳn nhau được nuôi trồng nhiều phương pháp thủy sản hơn là bằng ao (như ở Việt Nam), và đã bị bóp méo bởi các giá bán lẻ đối với cá đã chế biến. Trái lại, VASEP đã nộp nhiều công văn từ các viên chức chính phủ Bangladesh, chứng minh chất lượng cao của dữ liệu giá bán buôn của Cơ quan Tiếp thị Nông nghiệp Bangladesh (DAM) đối với các loài pangasius hypophthalmus được nuôi trong ao (mà tương đương với cá tra/basa được nuôi trong ao).
Tuy vậy, DOC đã từ chối một cách bất hợp lý dữ liệu DAM bằng việc chỉ đơn giản dựa vào một vài bản tuyên thệ tự thực hiện được cung cấp bởi các nhà tư vấn có trả tiền của CFA mà đã cáo buộc một cách sai lầm rằng dữ liệu DAM có bao gồm giá bán cá chết, trong khi Bộ Thương mại chấp nhận một cách mù quáng dữ liệu của IAS, hoàn toàn lờ đi bản tuyên thệ có thẩm quyền của ông Sugama. VASEP đã phản đối quyết định này ra trước Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ và kết quả cuối cùng vẫn đang được chờ đợi.
Trong khi chờ đợi, với việc chuyển sang thực tiễn áp dụng bất hợp pháp của mình để lựa chọn một quốc gia không tương đồng về mặt kinh tế, Indonesia, là quốc gia giá trị thay thế chính đối với Việt Nam, DOC đã tiếp tục đánh thuế CBPG ở mức độ cao mang tính ngăn cấm trong các đợt rà soát hàng năm lần thứ 9, thứ 10, và 11. VASEP đã nộp kháng cáo tại tòa phản đối các quyết định tiếp theo của DOC.
Lối thoát?
Gần đây, có một tin tốt cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đang khó khăn. Vào ngày 30/3/2016, Tòa án Thương mại Quốc tế đã tuyên án thuận lợi cho VASEP về vấn đề quốc gia giá trị thay thế (duy trì sự lựa chọn Bangladesh của DOC) và sự đáng tin cậy toàn diện của dữ liệu DAM của Bangladesh, trong kháng cáo được nộp bởi CFA phản đối kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 7. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ mức độ quyết định này sẽ giúp đỡ VASEP trong các vụ tranh tụng trong tương lai như thế nào.
Thậm chí trong khi các nhà xuất khẩu Việt Nam đã và đang vật lộn với sự thất thường của các chu trình rà soát hàng năm của tiến trình CBPG, CFA đã tiếp tục tạo ra thêm các hàng rào phi thuế quan chống lại việc xuất khẩu fillet cá tra/basa từ Việt Nam. Căn cứ theo các nỗ lực vận động hành lang của CFA, bắt đầu từ ngày 1/3/2016, tất cả các nhà xuất khẩu cá tra/basa phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Cơ quan Kiểm tra và An toàn thực phẩm (FSIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Các tiêu chuẩn tương đồng và chế độ kiểm tra/chứng nhận toàn quốc của USDA-FSIS rất phức tạp và sẽ là một thử thách đối với Việt Nam. May mắn thay, một giai đoạn chuyển tiếp 18 tháng can thiệp vào trước khi các tiêu chuẩn này có hiệu lực đầy đủ.
Do đó, một điều lưu ý quan trọng đối với VASEP và Chính phủ Việt Nam là tiếp tục đấu tranh với vấn đề lựa chọn quốc gia giá trị thay thế với Mỹ. Chính quyền Mỹ nên được thông báo rằng thực tiễn hoạt động của DOC về vấn đề này là mâu thuẫn nội tại. Trong một tiến trình CBPG đang diễn ra song song đối với một sản phẩm thủy sản khác - tôm đông lạnh - từ Việt Nam, DOC tiếp tục lựa chọn Bangladesh làm quốc gia giá trị thay thế. Sự kiện này đề xuất rằng việc lựa chọn Indonesia làm quốc gia giá trị thay thế không dựa trên luật hay dữ kiện thực tế; thay vào đó, nó là kết quả của sự lựa chọn định hướng kết quả, được thiết kế chỉ nhằm để tăng biên độ CBPG. Chính quyền Việt Nam cũng nên cân nhắc sử dụng ảnh hưởng từ các quan hệ mới và các động thái xung quanh Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chống lại thực tiễn hoạt động bất hợp pháp và bất công của Bộ Thương mại trong vụ kiện CBPG fillet cá Việt Nam.
Luật sư Dharmendra N. ChoudharyNguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/