Hơn mười năm qua đã có một số lượng lớn chính sách rào cản thương mại áp đặt cho các nhà chế biến thủy sản Việt Nam, cụ thể là tôm đông lạnh và phi lê cá đông lạnh (cá tra/basa). Điều này đã xảy ra dưới hình thức các sự ngăn cấm sử dụng tên thương mại phổ biến cụ thể ở thị trường Hoa Kỳ, các vụ kiện chống bán phá giá và các quy định về chứng nhận mới và quy định "tương đồng" của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Sự tác động thực tế là sự suy giảm đáng kể trong xuất khẩu đến Hoa Kỳ và một sự kiệt quệ tài chính đối với các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu Việt Nam và các khách hàng Hoa Kỳ của họ trong việc bảo vệ chống lại các rào cản thương mại, thích nghi với các quy định và các yêu cầu mới và thiết lập các biện pháp bảo vệ để tránh suy giảm thêm thị phần Hoa Kỳ.
Vào năm 2015, sau khi được vận động hành lang mạnh mẽ bởi CFA, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra phán quyết cuối cùng đối với việc chuyển quyền quản lý đối với cá da trơn từ FDA cho USDA. Các giám sát chính thức của USDA đối với cá phi lê nhập khẩu từ Việt Nam bắt đầu vào ngày 1 tháng 3 năm 2016, tuy nhiên giai đoạn chuyển tiếp 18 tháng cho phép một thời gian ân hạn, theo đó cả Chính phủ Việt Nam và các nhà chế biến riêng lẻ được quy định thời gian để thực hiện yêu cầu quy định “tương đồng” nghiêm ngặt mới theo chế độ của USDA. Giữa ngày 1 tháng 3 năm 2016 và ngày 1 tháng 9 năm 2017, USDA sẽ kiểm soát cá da trơn được nhập khẩu, nhưng các nhà sản xuất có thể tiếp tục chế biến sử dụng các yêu cầu FDA tồn tại trước đó và các thủ tục HACCP. Tuy nhiên, sau ngày 1 tháng 9 năm 2017, trừ khi có một đơn từ chính phủ nước ngoài đã được đệ trình và được xem xét, các nhà nhập khẩu chỉ có thể nhập cá da trơn nước ngoài nếu USDA cho rằng chương trình quy định của chính phủ nước ngoài đối với cá da trơn là tương đồng với chương trình quy định USDA/FSIS, và được xác nhận đối với vấn đề này.
Sự khác nhau giữa quy định FDA trước đây và quy định USDA hiện tại là rất rõ ràng. Quy định của USDA thì mang tính khắc nghiệt. Ví dụ, FDA không yêu cầu sự chấp thuận quy định của một quốc gia hoặc hoạt động của một cơ sở trước khi xuất khẩu đến Hoa Kỳ; đúng hơn, nhà sản xuất chỉ phải xác nhận rằng mình tuân thủ tất cả yêu cầu của FDA, bao gồm việc thực hiện kế hoạch HACCP được FDA phê chuẩn và chắc chắn sản phẩm không bị pha trộn hay ghi nhãn sai. FDA xác minh sự tuân thủ việc nhập cảnh thông qua việc kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm. Thông thường ít hơn 6% cá da trơn được nhập khẩu từ Việt Nam được FDA lấy mẫu ngẫu nhiên.
Trái lại, theo chế độ USDA-FSIS, một viên chức của USDA làm việc thường xuyên trực tiếp tại cơ sở sản sản xuất cá da trơn của Hoa Kỳ, liên tục kiểm tra việc chế biến cá để xác minh sự phù hợp yêu cầu nghiêm ngặt của USDA. Một thanh tra viên của USDA phải có mặt hoặc cơ sở không thể chế biến cá da trơn. Khi sản phẩm được kiểm tra, sản phẩm sẽ được đóng dấu chính thức của USDA là đã vượt qua sự kiểm tra.
Đối với sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, FSIS yêu cầu quy trình ba bước trước khi FSIS sẽ cho phép sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đầu tiên, chính phủ nước ngoài phải đệ trình cho FSIS để đưa ra quyết định chính thức liệu rằng chế độ kiểm tra của chính phủ nước ngoài và yêu cầu HACCP là tương đương với chế độ kiểm tra của Hoa Kỳ. FSIS thường yêu cầu một bản phân tích chi tiết các quy định và quản lý các quy định này của nước ngoài. Vì thế, FSIS yêu cầu kiểm toán nghiêm ngặt tại nước đó để đảm bảo rằng các quy định mới là phù hợp với Hoa Kỳ, về cơ bản là “tương đồng” về nghi thức ngoại giao và thủ tục. Nếu FSIS xác định rằng các quy định và quy trình của nước ngoài là tương đương với các quy định và quy trình Hoa Kỳ, sau đó cơ quan quản lý nước ngoài phải lần lượt xác nhận từng nhà máy chế biến dự định xuất khẩu sản phẩm vào Hoa Kỳ. Quy trình chứng nhận này phải tương đương với Hoa Kỳ, yêu cầu một sự đại tu hoàn chỉnh các báo cáo và quy trình HACCP. Danh sách các nhà máy này được FSIS giữ và được đăng trên trang web của mình.( Quý độc giả theo dõi tiếp trên file đính kèm)
Nhóm tác giả:
Andrew B. Schroth, Esq.
Dharmendra Choudhary, Esq.
Nguyen Duong Anh, Esq.
Grunfeld, Desiderio, Lebowitz, Silverman & Klestadt LLP
www.gdlsk.com
Bản nội dung chi tiết tiếng Việt tại đây
Bản nội dung chi tiết tiếng Anh tại đây