Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại trước khi cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuyên bố rằng chế độ thanh tra cá tra của Hoa Kỳ chẳng khác gì là thương mại không công bằng.
Việc nộp đơn ba trang vào ngày 22 tháng 2 cáo buộc rằng những thay đổi gần đây của chính phủ Hoa Kỳ đối với chế độ kiểm tra cá tra là "không phù hợp" với giao ước theo các quy tắc của WTO và sẽ gây hại cho Việt Nam.
Cơ quan thanh tra và Giám sát An toàn Thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS), vào tháng 9 năm 2017, đã bắt đầu sử dụng cơ quan an toàn thực phẩm mới của mình đối với cá tra và các loài thuộc bộ cá nheo khác là chủng loại cũng bao gồm cả cá da trơn trong nước.
Trước đây Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) duy trì vai trò giám sát sự an toàn của tất cả các loại hải sản ở Hoa Kỳ nhưng luật pháp đã thông qua trong năm 2008 và một cuộc chiến chính trị tiếp theo đã dẫn đến việc FSIS đảm trách việc kiểm soát.
Sự thay đổi này đã gây ra một số rắc rối cho xuất khẩu của Việt Nam. Vào tháng 12, FSIS đã chặn một công hàng có chứa 39.000 pao “cá phi lê hun khói đông lạnh "từ Việt Nam.
Các quan chức của FSIS đã xác nhận rằng họ đã chặn lại ở cảng Los Angeles bang California bởi vì nó được sơ chế với việc sử dụng khói không vị là thuật ngữ trong ngành cho một hỗn hợp các hóa chất và khí có chứa carbon monoxit và được sử dụng để bảo quản màu sắc, kết cấu và hương vị của thịt, một quy trình chưa được FDA chấp nhận là an toàn để sử dụng cho cá tra mặc dù nó được cho là an toàn đối với cá ngừ, thịt bò và thịt lợn.
Ngoài ra vào tháng Chín FSIS bắt đầu nhấn mạnh vào một yêu cầu ghi nhãn mới, nhất quán với các tiêu chuẩn về thịt, thông báo cho người tiêu dùng rằng cá tra có thể chứa đến 5% lượng nước bổ sung.
Đơn kiện này đánh dấu vụ kiện WTO lần thứ hai của Việt Nam chống Mỹ vào những tháng gần đây. Vào tháng 1, nước này đã đệ đơn kiện WTO về thuế chống phá giá của Mỹ đối với cá tra.
Yêu cầu tham vấn chính thức bắt đầu tranh chấp trong WTO. Các cuộc tham vấn cho các bên một cơ hội để thảo luận vấn đề và tìm một giải pháp thoả đáng mà không phải tiếp tục tố tụng. Sau 60 ngày, nếu tham vấn không giải quyết tranh chấp, người khiếu nại có thể yêu cầu tổ chức hội đồng xét xử.
Thanh Trúc
Link tại đây