13/07/2017
Một áp lực gần đây trên cá phi lê nhập khẩu có chứa chất phụ gia làm dai giòn tăng trọng (STPP), một nhân tố giữ nước đã đánh vào nhập khẩu cá phi lê minh thái đông lạnh 2 lần từ Trung Quốc vào Brazil trong những tháng gần đây.
Điều này được dự đoán gây ra sự sụt giảm sâu hơn trong nhập khẩu Brazil đối với cá đông lạnh 2 lần như minh thái,cá tuyết và những loại cá thịt trắng khác từ các nhà tái chế biến Trung Quốc.
Theo dữ liệu của chính phủ Brazil thì cá nhập khẩu từ Trung Quốc là 23,292 tấn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017 giảm 21% so với cùng kỳ. Điều này xảy ra khi tổng lượng nhập khẩu tăng 9% so với cùng kỳ đạt 189,115 tấn.Nhìn vào nhập khẩu cá minh thái (xem bên dưới) thì việc sụt giảm thậm chí sắc nét hơn. Trong năm tháng đầu năm 2017 Brazil đã nhập 8,066 tấn cá minh thái đông lạnh hai lần mà dựa vào nguồn nguyên liệu bỏ đầu bỏ nội tạng từ Nga và Hoa Kỳ giảm 39% so với cùng kỳ. Trong năm tháng đầu năm 2015 Brazil đã nhập 24,250 tấn cá minh thái đông lạnh hai lần từ Trung Quốc.
Mặc dù việc giới thiệu những quy định mới nghiêm ngặt hơn cách đây vài năm thì Trung Quốc, Việt Nam và những nhà cung ứng khác đã tiếp tục nhập khẩu cá chứa hóa chất này.
Giá cá minh thái có bơm nước xấp xỉ 1,900 USd/tấn trong khi không có nước khoảng 2,600 USD/tấn.
Một hoạt động cảnh sát lớn tại cảng Itajai vào tháng 05 đã phát hiện ra một giao dịch thương mại lớn cá có chứa hóa chất cũng như hối lộ cá nhà thanh tra.
Các nhà điều tra từ bộ nông nghiệp ở tiểu bang Santa Catarina miền nam đã phát hiện các doanh nghiệp nội địa bán cá minh thái, cá tuyết và các chủng loại nhập khẩu khác bị pha trộn.
Kể từ đó các nhà cầm quyền đã tăng cường kiểm soát để đảm bảo chất lượng cá nhập khẩu tốt hơn trong khi người tiêu dùng đã mệt mỏi vì chất lượng cá kém là 2 nhân tố mà gây ra sự sụt giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên buôn bán phi pháp tiếp tục ở những cảng khác.
STPP giúp giữ nước bơm vào cá làm tăng hàm lượng ẩm và tăng trọng.” nhờ vậy cá trông tốt nhưng chứa nhiều nước” theo Quan chức đứng đầu hiệp hội nuôi trồng thủy sản Brazil Peixe Br, Francisco Medeiros.
Các nhà chế biến cá minh thái ở Trung Quốc mà đã bắt đầu xuất khẩu cá phi lê đông lạnh hai lần vào Brazil cách đây khoảng 10 năm đã liên tục tăng cường lượng nước. Lượng nước chứa trong một số cá minh thái phi lê lên đến 50%.
Một nhà cung ứng Trung Quốc có thể sản xuất 1,1 tấn cá phi lê từ 1 tấn cá nguyên liệu bằng cách tiêm nước vào cá.
Tuy nhiên các nhà chế biến Trung Quốc tranh luận rằng khách hàng ở Brazil đang thúc đẩy xu hướng này.
Áp lực trên cá chứa STPP đã buộc một nhà chế biến lớn và nhà xuất khẩu lớn của Trung Quốc tăng giá lên.”Nếu chúng tôi không them STPP thì sau này chúng tôi phải tăng giá”.” Theo một nguồn tin từ một công ty “Vì thế khách hàng của chúng tôi ở Brazil không thể đủ sức mua từ chúng tôi hiện tại” bà nói.
Các đơn hàng của công ty bà từ Brazil là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty với 4000 tấn xuất khẩu hàng năm đã giảm gần phân nữa.
“Chúng tôi có khoảng một tháng để thay đổi các sản phẩm của chúng tôi trướng khi qui định mới này đi vào hiệu lực. May mắn là thủy sản đang trên đường cùng thời điểm không bị ảnh hưởng.Nhưng nếu bạn xuất hàng nhiều hơn sau đó thì no sẽ bị từ chối”.
Bà nói hiện tại Cơ quan Dịch Vụ thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc đang thảo luận với các đương nhiệm ở Brazil.”Họ đã đang làm việc về vấn đề này trong thời gian dài.”
“Lúc này giá Châu Âu cũng không tốt như giá cho Brazil vì thế chúng tôi có hướng chọn bán đi Brazil.Với việc giảm đơn hàng cá minh thái chúng tôi sẽ cố gắng bù đắp bằng cách khác.Nhưng chúng tôi đang rất hồi hộp vì điều này được giải quyết” bà bổ sung.
Bà đã nghe được Brazil đưa ra những quy định này trong sự trả đũa những qui định nghiêm ngặt hơn của Trung Quốc đối với nhập khẩu bò của Brazil.
Trong tháng 3 Trung Quốc cùng với Hoa Kỳ và những quốc gia khác đã đưa ra một lệnh cấm tất cả bò nhập khẩu từ Brazil vì lo lắng an toàn thực phẩm. Mặc dù vậy chưa tới một tuần sau đó Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm.Trung quốc là thị trường xuất khẩu bò lớn nhất của Brazil.
Sản lượng của Brazil.
Áp lực lên cá chứa hóa chất cũng xảy đến vì Brazil xúc tiến tham vọng của mình để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nội địa.
Brazil được kỳ vọng sản xuất 340,000 tấn cá rô phi trong năm 2017 trong khi tổng sản lượng cá nuôi được kỳ vọng đạt tống 700,000 tấn theo Peixe Br thược hiệp hội nuôi trồng thủy sản Brazil.
Doanh số cá rô phi đã thu lợi từ giá cá hồi Chi Lê và sự cách biệt còn lại từ nhập khẩu cá hồi thấp hơn theo Medeiros. Nhu cầu cá rô phi cũng đang thu lợi từ việc sụt giảm nhập khẩu cá minh thái Trung Quốc.
Hiện tại Brazil không có công suất chế biến hiệu quả để đáp ứng nhu cầu địa phương vì trong 10 năm trước họ nhập khẩu cá minh thái và những cá thịt trắng chế biến khác từ Châu Á rẻ hơn. Nhưng áp lực lên cá có hóa chất có lẻ tạo nhiều cạnh tranh hơn cho ngành công nghiệp của Brazil trong những năm tới thúc đẩy sự phát triển của nó.
Link tại đây
Thanh Trúc