Thủy sản Hoa Kỳ cho thấy sự khan hiếm cá tuyết thúc đẩy nhu cầu cá minh thái lạng da Thị trường - Xúc tiến thương mại - 06:23 24-02-2018

MIAMI, Florida, Hoa Kỳ - " Thật là khác biệt mà vài tháng tạo nên trong sự kinh doanh này" Rasmus Soerensen, phó giám đốc điều hành của American Seafoods Group, một trong những công ty thu hoạch cá minh thái lớn nhất của Alaska nói trong Hội nghị Thị trường Thủy sản Thế giới tuần trước.

Năm ngoái là một trong những ngành tồi tệ nhất trong ngành đánh bắt cá, với khối lượng lốc đông lạnh rút xương giảm xuống những mức thấp mới.

Tuy nhiên, giá cả đang biến động cùng với sự tăng trưởng của cá tuyết và sự phát triển sản phẩm mới từ các đối tác như Trident Seafoods. Ngoài ra, lượng cung sẽ giảm nhẹ vào năm 2018, trong khi Nga cắt giảm hạn ngạch 5,8% xuống còn 1,781 triệu tấn và tổng hạn ngạch cho phép đánh bắt (TAC) ở Mỹ cũng giảm nhẹ.

Tại Mỹ, Hội đồng Quản lý Nghề cá Bắc Thái Bình Dương đã đề nghị tăng khoảng 20.000 tấn ở biển Bering, các quần đảo Aleutian và nghề cá Bogoslof lên 1.383 tấn, TAC của Vịnh Alaska sẽ giảm 20% từ 208.595 tấn năm 2017 xuống còn 166.228 t vào năm 2018.

Sự sụt giảm 42.369 tấn ở Biển Bering có nghĩa là TAC 2018 tại Hoa Kỳ giảm xuống 23.026 tấn.

"Từ năm ngoái, thị trường đã có sự thay đổi đáng kể. Trong tháng 12 năm 2015, rất nhiều sản phẩm được tung ra thị trường đã được cam kết không có gì là không chắc chắn và gây bối rối " Soerensen nói.

Hàng tồn kho đó đã biến mất và sự thiếu hụt trên thị trường.

Soerensen nói: "Một sự kết hợp của nhiều thứ khác nhau" đang thúc đẩy sự năng động này.

"Chúng tôi cảm thấy sự thiếu hụt về cá tuyết trong ngành kinh doanh cá mú, với sự gia tăng nhu cầu từ các thị trường cá tuyết truyền thống. Đã có sự gia tăng nhu cầu từ EU cho lạng da sâu để thay thế cho cá tuyết " ông nói.

"Ngoài ra, đã có một nỗ lực tập thể từ ngành công nghiệp đã chứng kiến sự trượt giá trong một số năm qua để phát triển các sản phẩm mới, bao bì mới và cũng đã phát triển các thị trường mới cho cá minh thái. Tất cả đều đi đến thành quả mùa thu năm ngoái, và kết hợp với những gì đang xảy ra với các loài khác, đã tạo ra sự thiếu hụt " ông nói.

"Chúng tôi đã đi từ vượt cung đến thiếu cung cấp trong vài tuần."

Nhu cầu là mạnh mẽ đối với cá minh thái đông lốc, rút xương (PBO) và lạng da sâu cũng như chả cá surimi.

Việc sản xuất phân chia (giữa chả cá surimi và lốc đông lạnh) thông thường là 50/50. Tuy nhiên, năm ngoái, giá PBO thấp đã cho thấy sự dịch chuyển về surimi. Ngành này đã sản xuất 25.000 tấn PBO trong năm 2017 so với năm 2016.

"Năm nay, nhu cầu đáng kinh ngạc đối với cả hai sản phẩm cốt lõi từ Alaska."

Vì vậy vào năm 2018 có một sự chuyển đổi sang các lốc PBO sau năm 2017 khi "các sản phẩm thắng lợi" là surimi và lạng da sâu ông nói.

Soerensen cho biết thị trường lạng da sâu vẫn còn "rất tích cực".

Đã có sự gia tăng nhu cầu từ các nhà hàng dịch vụ nhanh (QSR) tại Hoa Kỳ cho lạng da sâu.

"Ngoài ra nhu cầu ở Châu Á đang tăng lên. Có nhu cầu về lạng da sâu ở Trung Quốc cũng như trong chuỗi QSR " ông nói.

Soerensen cũng nhiều sản lượng cá đông lạnh lẻ (IQF) và cá minh thái philê đóng gói shatterpack đã được đưa vào số liệu sản xuất của PBO, làm cho khó có thể đánh giá chính xác lượng được sản xuất.

"Chúng ta không thể giải thích đó là gì do cách thức phân chia của các con số. Trong quá khứ, 7-10% số PBO là sản xuất phi lê IQF và shatterpack. Tôi nghĩ rằng bây giờ gần 15%" ông nói.

Đối với nhu cầu của surimi, Bắc Mỹ và châu Á là mạnh, do thiếu các mặt hàng nước ấm từ Châu Á.

"Trong hai năm qua tại thị trường Bắc Mỹ đã có thêm nhu cầu surimi. Nó di chuyển theo hướng tích cực, đã ổn định nhiều năm. Có một sự thiếu hụt surimi cao cấp đặc biệt ở Châu Á. Thái Lan cũng đã trở thành nước nhập khẩu ròng " ông nói.

Trung Quốc cũng đang trở thành một thị trường lớn. "Trong triễn lãm ở Thanh Đảo, tôi đã gặp một số nhà cung ứng ở Trung Quốc, những người đang làm việc về món ăn vặt xúc xích từ surimi ở Trung Quốc. Có rất nhiều động lực trên toàn cầu, "Soerensen nói.

Tuy nhiên một số thị trường lớn ở châu Âu như Pháp đang gặp khó khăn ông Soerensen nói. 

Thị trường cá tuyết khó khăn

Soerensen cho biết trong khi mọi thứ trở nên lạc quan hơn đối với cá minh thái thì thị trường cá tuyết cả ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương sẽ khó khăn trong năm 2018.

Năm 2018, "thị trường cá tuyết sẽ khó khăn, trên cơ sở toàn cầu", ông nói trong hội đồng.

Điều này bắt đầu vào mùa hè năm ngoái, khi Hội đồng Quốc tế về khai thác Biển (ICES) đã đề nghị cắt giảm 20% vào TAC của biển Barents ông nói.

Vào tháng 11  Nga và người Na Uy đã ấn định TAC biển Barents năm 2018 là 775.000 tấn giảm 13% so với cùng kỳ.

Đối với con cá hồi ở biển Barent TAC cho năm 2018 là 202.305 tấn so với 233.000 tấn vào năm 2017; cắt giảm 13% so với cùng kỳ theo lời khuyên của ICES.

Đối với nghề cá biển ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, TAC của Bering giảm xuống 16% xuống còn 188.136 tấn. TAC ở Quần đảo Aleutian là 15.695 tấn ổn định vào năm 2017. Tại Vịnh Alaska, TAC năm 2018 giảm 80% xuống 13.096 tấn.

"Chúng tôi thấy năm ngoái, thị trường bắt đầu phản ứng lại trong mùa hè. Có một sự thiếu hụt về cá tuyết Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trên thị trường và nó đã diễn ra một thời gian. "

Soerensen nói: "Đối với thị trường cá tuyết," vài tháng tới là chủ chốt vì số lượng lớn cá tuyết ở Đại Tây Dương bị bắt ở Na Uy ".

Một thành viên khác của hội đồng cho biết: "Sự thành công của đánh bắt trong vài tháng tới là điều quan trọng.

Về phía cá tuyết ở Thái Bình Dương, "tầm quan trọng của việc cắt giảm này vẫn chưa được xác định", một nhà nghiên cứu thứ ba cho biết.

Nếu họ có thể hoàn thành những hạn ngạch đó, thì tác động của nó đối với thị trường có thể không như mong đợi, ông nói.

Thanh Trúc     

Link tại đây

 

Bài viết liên quan

Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...
CAFATEX: Khởi công dự án Kho lạnh Logistic cho thuê chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu
Ngày 27/7/2022,  Công ty TNHH MTV COLD STORAGE LOGISTIC HẬU GIANG (Thành viên của công ty CAFATEX) đã động thổ khởi công Dự án Kho Lạnh LOGISTIC Cho thuê tại số km 2081,QL1, xã Tân Phú Thạnh, H. Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Đây là kho lạnh đầu tiên được xây dựng...
Thông tin thị trường cần nhập khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm chức năng, công ty có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bột Colagen từ cá (fish collagen peptide powder). 1. Công ty Nhật Bản cần mua nguyên liệu Fish Colagen Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực...
EVFTA-Cam kết trong ngành thủy sản và cơ hội tại thị trường Bắc Âu
Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6-22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,… Tình hình thương mại thủy...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam