Giới thiệu về một số chứng nhận, tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến Nuôi trồng thủy sản Quản lý chất lượng - 18:47 29-05-2017

Trong những năm gần đây, ngày càng có thêm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chứng nhận được xây dựng nhằm giúp người tiêu dùng và khách hàng nhận ra những sản phẩm thủy sản đến từ những nghề cá được quản lý, có trách nhiệm và bền vững.

Một số tiêu chuẩn quan trọng phải kể đến như chứng nhận của Hội đồng quản lý biển (Marine Stewardship Council – MSC); Hội đồng quản lý nuôi trông thủy sản (Aquaculture Stewardship Council- ASC), chứng nhận về các thực hành tốt nhất trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance Best Aquaculture Practices (BAP)), người bạn của biển cả (Friend of the Sea – FOS), tiêu chuẩn về nguồn cung bột cá có trách nhiệm của tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO RS) hay tiêu chuẩn, chứng nhận của Global GAP... Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn là hoàn toàn tự nguyện, tuy nhiên, điều này đều do thị trường nhập khẩu và người tiêu dùng quyết định hay mong muốn. Mỗi chứng nhận đều có những tiêu chuẩn, yêu cầu riêng liên quan đến các khía cạnh: chính sách quản lý, bộ máy quản lý, tác động đến môi trường, hệ sinh thái, trách nhiệm xã hội, điều kiện lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm…Bài viết này giới thiệu một số yêu cầu chính của các tiêu chuẩn trên liên quan đến nuôi trồng thủy sản và thức ăn sử dụng cho trại nuôi thủy sản.

Bảng 1. Các đặc điểm chính của một số tiêu chuẩn, chứng nhận quan trọng liên quan đến thủy sản.

Tiêu chuẩn

Đơn vị chứng nhận

Nhãn sinh thái

Yêu cầu được phép

Xây dựng tiêu chuẩn độc lập

Chứng nhận độc lập

Được nhận ra trong tiêu chuẩn ASC

Được nhận ra trong tiêu chuẩn BAP

MSC

Nghề cá

v

Bền vững

 

v

v

v

IFFO RS

Nhà máy bột cá

Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp

Có trách nhiệm, an toàn

v

Một phần

v

 

ASC

Trại nuôi

v

Có trách nhiệm,

an toàn

 

v

Không có

Không có

 

BAP

Trại nuôi/thức ăn

v

Có trách nhiệm,

an toàn

v

Không có

Không có

 

FOS

Tất cả

v

Có trách nhiệm, an toàn

X

v

X

X

Global GAP

Trại nuôi

Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp

An toàn

X

Không có

Không có

 

Một số nét chính của các chứng nhận, tiêu chuẩn có thể được khái quát hóa như sau:

1. MSC, đây là tiêu chuẩn được biết đến rộng rãi nhất trong lĩnh vực khai thác hải sản, tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ sản lượng cá nguyên con có chứng nhận của MSC được dùng làm nguyên liệu cho việc sản xuất bột cá và dầu cá. Tiêu chuẩn này dược kết hợp với tiêu chuẩn về Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) nhằm cho phép người mua hàng cuối cùng có thể dán nhãn cho các sản phẩm thủy sản riêng lẻ với nhãn bền vững. MSC là thành viên của ISEAL, hiệp hội quốc tế về các tiêu chuẩn bền vững, và việc đánh giá theo các tiêu chuẩn đó là cực kỳ nghiêm ngặt, cần có sự tham gia của các bên tham gia liên quan ở tất cả các giai đoạn và hoàn toàn minh bạch. Tuy vậy, mức độ chi tiết và quá trình đánh giá lâu dài có thể rất có ý nghĩa khi tính xem xét về thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản. Những nghề cá đã có chứng nhận của MSC thì nguyên liệu sử dụng sản xuất dầu cá, bột cá đến từ nghề cá đó sẽ tự động được chấp thuận bởi IFFO RS.

2. IFFO RS, là tiêu chuẩn được thiết kế chuyên cho việc sản xuất dầu cá, bột cá theo hướng có trách nhiệm, sản phẩm có thể được sử dụng trực tiếp (viên dầu cá) hoặc gián tiếp (làm thức ăn gia súc, nuôi thủy sản...) cho con người. Đây là tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp nhận ra nhau trong chuỗi cung cấp, bao gồm nguồn cung nguyên liệu thô và thực hành sản xuất trong nhà máy có trách nhiệm. Đến giữa năm 2012, trên thế giới có khoảng 33% sản lượng dầu cá và bột cá đã được cấp chứng nhận của IFFO RS. Chứng nhận IFFO RS được tiêu chuẩn BAP của GAA chấp nhận hay công nhận về tiêu chí thức ăn nuôi thủy sản, và cũng được công nhận trong một phần của tiêu chuẩn ASC.

3. ASC, là tiêu chuẩn dành cho các đối tượng thủy sản nuôi, chủ yếu là cá và nhóm nhuyễn thể, giáp xác. Thông thường, mỗi loài thủy sản nuôi sẽ có tiêu chuẩn ASC riêng. Hiện nay, các tiêu chuẩn đều có yêu cầu dài hạn về thức ăn nuôi biển phải đến từ nghề cá có chứng nhận MSC, trong thời gian hiện tại, tiêu chuẩn của IFFO RS được chấp nhận, tuy vậy, tiêu chuẩn FOS chưa được ASC công nhận cho cá sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

4. GAA BAP, đây là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất là ở Châu Á và Châu Mỹ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn BAP cho các yếu tố trong quy trình nuôi, sản xuất cũng rất khác nhau như nhà máy sản xuất thức ăn, trại giống, trại nuôi và nhà máy chế biến thủy sản. Tiêu chuẩn cho trại nuôi không có bất kỳ yêu cầu nào cụ thể về thành phần thức ăn. Tiêu chuẩn về nhà máy thức ăn của BAP yêu cầu 50% nguyên liệu sản xuất phải đến từ nghề cá được cấp chứng nhận MSC hoặc IFFO RS. Tiêu chuẩn thức ăn này còn tương đối mới, do đó, sản lượng được cấp chứng nhận này chưa nhiều trên thế giới.

5. FOS, tổ chức này đã đưa ra tiêu chuẩn khác nhau bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị từ nghề cá đến trại nuôi. Số lượng nghề cá, nhà máy sản xuất dầu cá, bột cá, thức ăn đang được cấp chứng nhận của FOS ngày càng tăng. Chứng nhận này được phát triển nhiều ở khu vực phía nam Châu Âu.

6. Global GAP, Tổ chức này có kinh nghiệm từ lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp an toàn và có nhiều tiêu chuẩn được các nhà bán lẻ lớn sử dụng. Gần đây, tổ chức này đã phát triển các tiêu chuẩn cho các hệ thống trại nuôi trồng thủy sản với sự tập trung chủ yếu đến vấn đề an toàn thực phẩm tại trang trại và trong các nhà máy chế biến hơn là các quan tâm về vấn đề về môi trường. Tiêu chuẩn cũng có đề cập đến việc sử dụng thức ăn chế biến có thành phần nguyên liệu từ biển như không được sử dụng các loài cá đang bị đe dọa.

Để nghề cá phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường, việc áp dụng các tiêu chuẩn, chứng nhận là tất yếu và cần sự tham gia của các bên liên quan.

Tổng cục Thủy sản

Bài viết liên quan

Hợp tác về sản xuất và thương mại sản phẩm Surimi và sản phẩm cá Thanh giả cua làm từ cá Tra Việt Nam
Hiệp hội cá tra Việt Nam kính gửi đến Quý Doanh nghiệp Chế biến và Xuất khẩu cá Tra thông tin về tìm kiếm đối tác của công ty Meiko Foods Nhật Bản để hợp tác về sản xuất và thương mại sản phẩm Surimi và sản phẩm cá Thanh giả...
Tăng cuờng miễn dịch, cải thiện tăng trưởng với Safmannan
Khảo sát cuối phiên tại diễn đàn thủy sản Việt Nam 2014 cho biết: với 63% người tham gia, khó khăn lớn nhất trong phát triển nuôi trồng thủy sản là quản lý sức khỏe và dịch bệnh. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều bệnh...
Hội thảo: Chất lượng sản phẩm – nền tảng phát triển bền vững ngành cá Tra ngày 18/01/2019 tại TP Cần Thơ
VINAPA tổ chức hội thảo "Chất lượng sản phẩm - nền tảng phát triển bền vững ngành cá Tra” tập trung giới thiệu các giải pháp cải thiện chất lượng con giống, nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn kết với các giải pháp đảm bảo về mội trường trong...
Đồng hành cùng Hội thảo "Chất lượng sản phẩm – nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững ngành cá Tra” ngày 18/01/2019 tại TP Cần Thơ
Hiệp hội trân trọng kính mời Quý doanh nghiệp phối hợp tham gia hỗ trợ kinh phí đồng hành cùng sự kiện. THƯ NGỎ Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp Ngành hàng cá tra đang đứng trước cơ hội đột phá về giá trị xuất khẩu với khả năng vượt mốc 2...
MEKONG CHEF 2018 – TÔN VINH SẢN PHẨM CÁ TRA VIỆT NAM
Sự kiện Mekong Chef 2018 diễn ra vào ngày 03/11/2018 tại Cần Thơ thuộc chuỗi hoạt động của Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam từ 02-06/11/2018. Sự kiện diễn ra sôi nổi với cuộc thi nấu ăn và hoạt động khen thưởng các thành viên và thành viên liên kết...
Mekong Chef 2018: Mời tham dự khai mạc và tham quan hội thi ngày 03/11/2018 tại TP Cần Thơ
Tiếp nối thành công của 03 lần trước, Mekong Chef 2018 - “Ngày hội Tôn vinh sản phẩm cá Tra Việt” sẽ tiếp tục giới thiệu ít nhất 30 món ăn được chế biến từ cá Tra. Kính gửi: Quý Doanh nghiệp                                    Mekong Chef  là một sự kiện tiêu biểu của Hiệp hội...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam