Khảo sát cuối phiên tại diễn đàn thủy sản Việt Nam 2014 cho biết: với 63% người tham gia, khó khăn lớn nhất trong phát triển nuôi trồng thủy sản là quản lý sức khỏe và dịch bệnh. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều bệnh xuất hiện làm gián đoạn quá trình sản xuất như WSSV và EMS trên tôm, hay Bệnh thiếu máu truyền nhiễm (ISA) trên cá hồi.
Xung quanh mô hình cổ điển: Vật Nuôi – Mầm Bệnh – Môi Trường, các công nghệ và kỹ thuật quản lý mới đã được phát triển nhằm kiểm soát bệnh tốt hơn như: tiêm vắc-xin nhằm giảm kháng sinh sử dụng, an toàn sinh học trong trại giống và trang trại, công nghệ biofloc. Các công nghệ này đã được chứng minh thành công, việc mở rộng áp dụng và tiếp tục phát triển chúng chắc chắn sẽ cải thiện cách nuôi trồng thủy sản.
Một chiến lược khác là tăng sức khỏe vật nuôi thông qua thức ăn, chúng ta sẽ thảo luận nó trong tạp chí này. Chế độ dinh dưỡng cân đối sẽ cải thiện được tình trạng sức khỏe của cá hoặc tôm. Trong tình hình áp lực như nhiễm mầm bệnh, thì việc sử dụng Sản phẩm kích thích miễn dịch có thể được xem xét để giúp vật nuôi tăng cường phòng vệ.
Khi nghiên cứu, ta thấy rằng miễn dịch của động vật thủy sinh không chỉ khác nhau giữa chúng và động vật có vú mà còn giữa cá và giáp xác. Cá là nhóm đầu tiên có hệ thống miễn dịch đặc hiệu xuất hiện trong chuỗi tiến hóa. Do đó, hệ thống này hoạt động kém hơn ở động vật có vú (xem Tort et al 2003). Nó ít đặc hiệu hơn; ít nhạy cảm hơn và chỉ có một loại kháng thể (IgM). Cá là động vật biến nhiệt, nó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nhiệt độ thấp làm chậm phản ứng miễn dịch lên đến 10 đến 12 tuần. Cá dựa nhiều vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (còn được gọi là miễn dịch bẩm sinh) để chống lại mầm bệnh.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh nhận ra các nhân tố có hại bên ngoài hay mầm bệnh thông qua PAMP, việc nhận dạng này nhờ vào các thụ thể nhận dạng (PRR) hoặc protein nhận dạng (PRP). Miễn dịch bẩm sinh của cá với hàng rào bảo vệ đầu tiên là chất nhầy, nó bẫy các mầm bệnh, sau đó các lysozyme, peptide kháng khuẩn có thể loại bỏ mầm bệnh. Bạch cầu trung tính và đại thực bào là các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh vì chúng có thể nuốt (thực bào) mầm bệnh (một cơ chế không phụ thuộc vào nhiệt độ) và giải phóng các chất gây độc cho mầm bệnh. Hoàn tất miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể liên quan đến sự tổng hợp và giải phóng các thành phần kháng khuẩn.
Ở tôm thậm chí còn đơn giản hơn vì chúng chỉ dựa vào khả năng miễn dịch bẩm sinh, chúng tôi thấy loại cơ chế tương tự như ở cá với sự thực bào thông qua Bạch cầu hạt (một dạng cụ thể của tế bào máu) và phản ứng thể dịch. Tuy nhiên, cơ chế hiệu quả nhất của động vật không xương sống (chân đốt) là bao bọc tác nhân gây hại bằng sắc tố melanin kháng khuẩn. Điều này đòi hỏi kết hợp của sự tuần hoàn máu và hoạt tính của enzyme phenoloxidase. Sự nhận biết PAMPs như LPS và β-1,3 glucans của PRP là một bước quan trọng để kích hoạt prophenoloxidase.
Việc kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh, nhằm đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả, beta glucans đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và dường như là chất kích thích miễn dịch lý tưởng trong nuôi trồng thủy sản (Meena et al 2013 và Ringo et al, 2012) vì chúng có thể kích hoạt các đại thực bào ở cá và prophenoloxidase trên tôm.
Mảnh của vách tế bào, chẳng hạn như Safmannan® được chiết xuất từ một chủng chọn lọc Saccharomyces cerevisiae tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát sản xuất nghiêm ngặt của EU. Chúng có chứa beta glucans, mannan oligosacharit là các chất kích hoạt của hệ thống miễn dịch (Song et al 2014).
Các thử nghiệm nội bộ trước đây đã chỉ ra rằng vách tế bào nấm men và các mảnh của vách tế bào có tác dụng khác nhau trong hấp thụ độc tố và miễn dịch ở động vật thủy sản. Thực tế, một số thử nghiệm được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Hellenic Center for Marine ở Hy Lạp đã chỉ ra rằng các sản phẩm mảnh tế bào có tỷ lệ manna / glucan tương tự công ty Phileo (nhánh kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vật nuôi của tạp đoàn Lesaffre) có tác dụng rất khác nhau trong việc kích thích các thông số miễn dịch và tỷ lệ sống sót sau khi gây nhiễm Vibrio anguillarum. Không chỉ hàm lượng mannan, B-glucan có tầm quan trọng, mà chủng nấm men, quá trình sấy khô cũng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm trên vật nuôi. Trong thử nghiệm, ba liều lượng nấm men khác nhau được sử dụng để đánh giá tác động và khả năng cải thiện miễn dịch. Một điều rút ra ở đây là Nguồn gốc sản phẩm, chất lượng, liều lượng và thời gian sử dụng đều có liên quan với nhau.
Một thử nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu phản ứng của Safmannan ở những liều khác trên sinh vật biển. Với 2 mục tiêu:
- Điều tra ảnh hưởng của mảnh vách tế bào trong khẩu phần với lượng bột cá giảm
- Xác định liều lượng cần thiết để đạt được đáp ứng miễn dịch tối ưu (Yu et al 2014).
Sáu khẩu phần ăn được thiết kế (bảng 1) với một chế độ ăn nhiều bột cá (38,5%), không có bột đậu nành (HFM) và 5 chế độ ăn với 25% bột cá và 20% bột đậu nành. Năm khẩu phần ăn này được bổ sung 0, 250, 500, 1000 và 2000 g /T Safmannan®.
Bảng 1: Công thức và thành phần thức ăn thí nghiệm (%).
Cá chẽm Nhật (18g) được chọn, cho vào bể 280 L sau 24 giờ bỏ đói, 30 con/ bể, và sáu bể mỗi lần xử lý. Duy trì nhiệt độ nước, cá được cho ăn no 2 lần/ ngày lúc 08:00 và 15:00 trong 72 ngày. Cuối chu kỳ xử lý, cá được gây mê để cân, lấy mẫu nội tạng và máu.
Lấy mẫu ruột của 2 con cá/ bể ở các nhóm FM, Y0, Y4 và Y5 vào cuối thử nghiệm (12 con/ nghiệm thức), xử lý để phân tích mô học (nhuộm H & E). Các thông số hình thái liên quan đến ruột trước và ruột sau bao gồm chiều cao của nếp gấp niêm mạc, chiều rộng của nếp gấp niêm mạc, lớp đệm niêm mạc, và mô liên kết.
Sau khi lấy mẫu xong, 40 con cá/ nghiệm thức (6 - 7 con/ bể) được chia thành 2 nhóm và chuyển vào hệ thống nước tĩnh với nhiệt độ ở 26 ± 1 ° C. Cho cá ăn như trước và hồi phục căng thẳng 2 tuần do việc cân và lấy mẫu. Sau đó, gây nhiễm Aeromonas veronii (CGMCC số 4274) bằng cách tiêm bắp 8 × 104 tế bào/ 100 g trọng lượng cơ thể. Lấy 10 con cá/bể để thử các thông số miễn dịch sau 2 ngày gây nhiễm, các con khác (20 con/nghiệm thức), không cho ăn và ghi nhận tỷ lệ sống tích lũy trong 7 ngày.
Nghiên cứu này cho thấy, khẩu phần ăn với bột đậu nành (SBM) có mức tăng trưởng thấp hơn so với khẩu phần ăn có nhiều bột cá (HFM), tuy nhiên mức tăng trưởng ở mức 2kg/tấn thức ăn là tốt hơn nhiều so với liều 500g/tấn thức ăn. Kết quả này tương quan với chiều cao và chiều rộng của nếp gấp niêm mạc ruột trước, ruột sau trong chế độ ăn SBM so với chế độ ăn HFM. Nó cho thấy Safmannan® ở mức 2kg/ T có thể hỗ trợ bột đậu nành và tăng sức khỏe đường ruột từ đó giúp vật nuôi tăng trưởng tốt hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nồng độ IgM tăng đáng kể sau khi gây nhiễm vi khuẩn trong khẩu phần có mảnh tế bào nấm men ở mức 500g/ T (Hình 2) cho thấy kích thích miễn dịch mạnh. Và nồng độ IgM giảm khi hàm lượng nấm men tăng lên, điều này càng rõ hơn khi ta quan sát tỷ lệ sống cuối thí nghiệm. Như vậy liều tối ưu để tăng tỷ lệ sống là 500g/ tấn thức ăn, liều này là tối ưu để kích thích miễn dịch cũng là liều cho mức tăng trưởng thấp nhất, xác nhận giả thuyết rằng sự kích thích mạnh lên hệ thống miễn dịch thì thì có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng.
|
Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của Safmannan trên cá tùy thuộc vào liều lượng và thành phần thức ăn:
- Nó có thể được sử dụng làm chất tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện tăng trưởng (liều cao)
- Hoặc chất tăng cường miễn dịch (liều thấp).
Các chuyên gia công công thức và người nuôi chắc chắn sẽ có lợi từ hiệu quả của giải pháp bền vững này trong việc chống lại mầm bệnh, họ chỉ cần lựa chọn sản phẩm chất lượng và sử dụng ở liều lượng thích hợp (như đã được chứng minh).
Viết bởi Philippe Tacon, Global Aquaculture Manager, Phileo