ITC:Nên tiếp tục đánh thuế nhập khẩu tôm các nước Châu Á chọn lọc Thị trường - Xúc tiến thương mại - 16:19 04-05-2017

02/05/2017     

Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) đã bỏ phiếu tiếp tục đánh thuế chống phá giá đối với tôm từ các nước Châu Á trong 5 năm tới.Tuy nhiên, ITC nói rằng các mức thuế đối với nhập khẩu tôm Brazil thì không nên tiếp tục.

ITC kiên quyết rằng “việc thu hồi các chỉ thị thuế chống phá giá hiện hữu đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, và Việt Nam dường như sẽ dẫn đến sự tiếp diễn hay tái hiện tổn thất đáng kể trong một thời điểm đoán trước được hợp lý.” 

Trong một số tin liên quan, một số nhà làm luật đã yêu cầu Văn phòng Giải Trình Chính Phủ Hoa Kỳ (GAO) điều tra an toàn thủy sản nhập khẩu vào Mỹ.

Quyết định của ITC là “tin tốt lành cho ngành của chúng ta. Tất cả điều chúng ta từng yêu cầu để dành cho thương mại bình đẳng trong ngành tôm”,theo John Williams giám đốc điều hành của Liên Minh Tôm Miền Nam.”Điểm cốt yếu là nếu các quốc gia tập trung vào thương mại bình đẳng và loại bỏ thương mại phi pháp thì tất cả những điều này sẽ đi khỏi”.

“Trong ngành tôm nội địa  chúng ta trong đợi vào niềm tin năm năm kế từ thực tiễn thương mại nước ngoài bất bình đẳng” David Veal, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà chế biến tôm Hoa Kỳ (ASPA).

“Chúng ta hài lòng vì ITC Hoa Kỳ đã phê chuẩn dữ liệu và bằng chứng chúng ta đã trình bày mà chúng ta tin rõ ràng chứng minh sự nguy hại mà hàng nhập khẩu này có thể gây ra cho ngành tôm nội địa nếu chỉ thị này bị thu hồi” theo Edward T. Hayes thuộc Ban tư vấn vùng vịnh của ASPA

Brazil dường như đã được miễn thuế từ việc gia hạn thuế năm năm vì nước này “không xuất tôm vào Mỹ trong một thời gian dài” Williams nói.

Theo thông tin từ Washington, D.C vào giữa tháng 3 các thành viên ASPA và những nhóm khác đã nài nỉ ITC duy trì các mức thuế.

“Nếu các chỉ thị này bị thu hồi, chúng ta sẽ thấy những gì chúng ta đã thấy hồi đầu những năm 2000:tràn ngập nước Mỹ là tôm (ngoại nhập)” theo Chalin Delaune, chủ tịch Ban tiếp thị và quảng bá thủy sản bang Louisiana và phó chủ tịch của Thủy sản Tommy tại New Orleans, Louisiana nói tại Triễn lãm thủy sản Expo Bắc Mỹ 2017 tháng trước.

Mặt khác Công ty Performance Food Group, Costco và  Publix Siêu Thị trường đại diện cho quyền thương mại khoảng 200 triệu pound theo Delaune nói rằng các mức thuế không nên tiếp tục.

Trong khi đó Thượng Nghị sĩ Mỹ Diane Feinstein, Patty Murray, Richard Blumenthal, Elizabeth Warren và đại biểu Rosa L. DeLauro đã đề xuất GAO điều tra “an toàn thực phẩm và và bất cứ lỗ hổng nào còn tồn tại trong việc giám sát thủy sản nhập khẩu mà có tiềm năng nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng người Mỹ” trong thư gửi tới cơ quan này.

“Vì tỉ lệ nhiễm khuẩn cao trong thủy sản vùng nuôi những nhà sản xuất nước ngoài thường sử dụng chất kháng sinh… Nguy cơ dư lượng đáng kể và những tác động sức khỏe có thể rất xấu.

Khoảng 94% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là nhập khẩu. Phân nữa thủy sản nhập khẩu là nuôi trồng ở nông trại và có những vấn đề “nghiêm trọng” trong hệ thống an toàn thực phẩm đối với thủy sản nhập khẩu theo thư họ viết.

Viện nghiên cứu thủy sản quốc gia, Tổ chức thương mại thủy sản Hoa Kỳ là tổ chức ủng hộ hăng hái đối với Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm và là một phần của Liên minh này cho một cơ quan FDA mạnh hơn nói rằng họ ủng hộ sự quan tâm của những nhà làm luật đối với những vấn đề an toàn thực phẩm.

“Chúng tôi đánh giá cao sự cảnh giác với các vấn đề an toàn thực phẩm từ trang mạng the Hill.Việc đảm bảo rằng những người điều chỉnh đang làm việc ở một mức tối ưu luôn là ý kiến hay” theo Gavin Gibbons, phó chủ tịch truyền thông của Viện nghiên cứu thủy sản nói.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chứng minh rằng FDA tiếp tục có một dữ liệu truy xuất mạnh mẽ về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo Gibbons.

“Xét về bản chất 2 thập niên vừa qua, đã có 390,000 dịch bệnh được báo cáo từ thực phẩm.ong đó thủy sản nhập khẩu chịu trách nhiệm 0.31%.Trong khi chúng ta thích nó là 0% hơn thì ít hơn 0,5% là khá ấn tượng.

Những nhà hành pháp vẫn gửi thư đến GAO yêu cầu họ giải trình một số nghi vấn như :”FDA sử dụng những tiêu chuẩn nào trong việc phát huy các cảnh báo nhập khẩu đối với mặt hàng thực phẩm bao gồm hải sản và một khi FDA xác định một vấn đề thì trung bình mất bao lâu để FDA gửi một cảnh báo nhập khẩu đến mặt hàng, nhà sản xuất, quốc gia hay khu vực đó?”

Thanh Trúc

Link tại đây

Bài viết liên quan

Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...
CAFATEX: Khởi công dự án Kho lạnh Logistic cho thuê chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu
Ngày 27/7/2022,  Công ty TNHH MTV COLD STORAGE LOGISTIC HẬU GIANG (Thành viên của công ty CAFATEX) đã động thổ khởi công Dự án Kho Lạnh LOGISTIC Cho thuê tại số km 2081,QL1, xã Tân Phú Thạnh, H. Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Đây là kho lạnh đầu tiên được xây dựng...
Thông tin thị trường cần nhập khẩu Thủy sản Việt Nam
Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm chức năng, công ty có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bột Colagen từ cá (fish collagen peptide powder). 1. Công ty Nhật Bản cần mua nguyên liệu Fish Colagen Công ty Nakahara Nhật Bản chuyên nhập khẩu nguyên liệu thực...
EVFTA-Cam kết trong ngành thủy sản và cơ hội tại thị trường Bắc Âu
Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6-22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,… Tình hình thương mại thủy...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam