SAU THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ, HOA KỲ ĐÁNH VÀO NHÀ XUẤT KHẨU VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN Thị trường - Xúc tiến thương mại - 23:59 21-06-2018

Để ngăn cản nhập khẩu vào Mỹ, chính quyền Donald Trump đã áp đặt một rào cản phi thuế quan bằng cách đưa tôm vào Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP) có thể làm tổn hại đến xuất khẩu từ Ấn Độ. Mỹ là thị trường lớn nhất với 5 tỷ USD ngành thủy sản Ấn Độ.

Trước đó Hoa Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá. Mặc dù mức thuế này ở Ấn Độ không cao nhưng Ấn Độ đã xuất khẩu tôm sang Mỹ thông qua Việt Nam khi phải đối mặt với luật chống bán phá giá từ Ấn Độ. Ngay cả EU đã nói rằng Ấn Độ nên theo dõi sản xuất tôm trước khi xuất khẩu sang EU.

SIMP yêu cầu thông tin truy xuất nguồn gốc từ hải sản nhập khẩu từ điểm bắt đầu đến điểm bán đầu tiên tại Hoa Kỳ để ngăn chặn hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU). SIMP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Việc đưa tôm vào chương trình SIMP khởi nguồn từ nhà xuất khẩu Ấn Độ khi gần đây Hoa Kỳ đã tăng cường thuế chống bán phá giá (sơ bộ) 25,39% đối với Việt Nam từ 4,8% năm ngoái. Ấn Độ phần lớn xuất khẩu tôm đông lạnh sang Việt Nam để tái chế và chuyển hàng đến các nước khách hàng như Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Mỹ.

Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang đối mặt với giá tôm quốc tế thấp hơn do nguồn cung thừa thải.

"SIMP là một loại hàng rào phi thuế quan đối với các nhà xuất khẩu tôm. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của các nhà xuất khẩu Ấn Độ, xuất khẩu có khả năng bị ảnh hưởng. Động thái của chính quyền Trump có thể tạo cho doanh nghiệp trong nước một sân chơi bình đẳng.

SIMP sẽ không khuyến khích các nhà xuất khẩu mới tạo đường vào Mỹ ” theo một nhà xuất khẩu cho biết.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã được thúc đẩy bởi doanh thu từ tôm, doanh thu từ đó tăng 21% và 31% trong các năm 2017 và 2018.

Theo Crisil  Mỹ là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, chiếm 31% xuất khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính vừa qua và chiếm 28% Việt Nam.

Trong 5 năm qua xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang Mỹ đã tăng 26% CAGR. Mỹ cũng là nước nhập khẩu tôm Ấn Độ lớn nhất. Năm ngoái 27% lượng tôm nhập khẩu của Mỹ là từ Ấn Độ. Đây cũng là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ - chiếm 28% xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam và 17% hàng xuất khẩu của Việt Nam được đưa sang Mỹ.

Do đó bất kỳ thay đổi nào trong chính sách thương mại của Mỹ liên quan đến Ấn Độ hay Việt Nam, có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ấn Độ theo báo cáo của cơ quan xếp hạng.

Crisil đã dự đoán rằng việc thực hiện xuất khẩu tôm của Mỹ (bằng đồng đô la) chiếm 70% giá trị xuất khẩu dự kiến sẽ giảm 10% trong năm tài chính 2019 do tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ và các nước xuất khẩu quan trọng khác và chậm hơn từ Mỹ.

Các gia đình trong các cộng đồng nuôi tôm của Mỹ trên khắp Vịnh và Nam Đại Tây Dương phấn khởi khi các thượng nghị sĩ của chúng tôi bổ sung truy xuất nguồn gốc và giám sát thực tế về tôm nhập khẩu theo luật Omnibus Appropriations. Mặc dù tôm là sản phẩm thủy sản nhập khẩu lớn nhất nhưng nó đã bị bỏ sót trong chương trình truy xuất tháng 12 năm 2016 bao gồm hầu hết các loài khác theo David Veal, Giám đốc điều hành Hiệp hội chế biến tôm Mỹ (ASPA) cho biết.

Thanh Trúc     

Link tại đây

  • Tags: tôm SIMP

Bài viết liên quan

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản Việt Nam bền vững
Ngày 20/01/2018, tại TP. HCM, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Diễn đàn “Đẩy mạnh sự đóng góp nhiều bên cho hợp tác quốc tế về các giải pháp bền vững cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam –...
Diễn đàn “Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 08/12/2016
Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông tin đến Quý Doanh nghiệp Diễn đàn "Phòng tránh rủi ro và thu nợ nước ngoài" do Tạp chí Thuỷ sản tổ chức tại TP Cần Thơ. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 6 tháng đầu năm...
Hơn 1.400 cơ sở có chứng nhận Bap
FIS - Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố số lượng nhà máy chế biến, trang trại, trại giống và các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới  đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản thực tiễn tốt nhất (BAP) vượt mốc 1.400...
Trung Quốc công bố nông trại cá hồi triệu đô
Seafood Source - Trung Quốc đang nổ lực để tự tạo ra nguồn cung cấp cá hồi cho họ. Công ty TNHH Rizhao Res Mo Ze Feng Yu Ye, một thành viên mới trong lĩnh vực này đã công bố kế hoạch mở một trang trại cá hồi nằm dọc đường bờ...
Khóa huấn luyện: Cập nhật kiến thức xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp XNK thủy hải sản
Hiệp hội cá tra Việt Nam cập nhật các thông tin mới đến Quý doanh nghiệp để chuẩn bị cho các báo cáo quyết toán năm 2018 dành riêng cho lĩnh vực thủy hải sản. Các thông tư và văn bản mới thay đổi sẽ được chuyên gia trong lĩnh vực...
CAFATEX: Cho thuê gửi Kho lạnh Thủy hải sản
THƯ NGÕ Kính gửi: Quý Hội viên VINAPA/Khách hàng Để chia sẻ phần nào khó khăn với Khách hàng trong lúc thị trường và kinh doanh có nhiều khó khăn…Công ty CAFATEX ( Hội viên VINAPA) quyết định GIẢM GIÁ cho thuê gửi kho lạnh, áp dụng giá ưu đãi đặc biệt, mức...

Thông tin bản đồ được tài trợ bởi WWF-VietNam